Logo
phone
Hotline: 02437327155
Kết quả Hội thảo triển khai thực hiện Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ
  23/12/2019
icon-zalo

Ngày 25/7/2019 Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam đã phối hợp với Cục Kỹ thuật An toàn & Môi trường Công nghiệp Bộ Công Thương và Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức Hội thảo giới thiệu chi tiết Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

 

Được phép của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên & Môi trường, ngày 25/7/2019 Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam đã phối hợp với Cục Kỹ thuật An toàn & Môi trường Công nghiệp Bộ Công Thương và Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức Hội thảo giới thiệu chi tiết Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Tham dự Hội thảo gồm có các đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp công nghiệp môi trường; các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp các ngành kinh tế; tổ chức nghiên cứu đào tạo; hiệp hội ngành nghề và các nhà khoa học; các chuyên gia. Đồng chí Đỗ Hữu Hào chủ tịch hiệp hội công nghiệp môi trường Việt Nam chủ trì hội thảo. Chương trình hội thảo gồm giới thiệu Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ và trao đổi thảo luận, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện nghị định. Đại diện Vụ pháp chế Bộ tài nguyên và Môi trường đã giới thiệu quá trình xây dựng nghị định một số điều mới của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Các đại biểu tham dự hội thảo đã nhận thức nghị định được xây dựng, hoàn thiện theo tinh thần quán triệt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại chỉ thị số 25/CT/TTG ngày 21 tháng 8 năm 2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan, đặc biệt quan điểm “không phát triển kinh tế bằng mọi giá; không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, đi mới phương thức quản lý môi trường “từ bị động giải quyết sang chủ động phòng ngừa”. Nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường đã cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin và đã được đại diện của vụ pháp chế giải thích đầy đủ. Để triển khai thực hiện Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ, các đại biểu tham dự hội thảo xin đề nghị Bộ trưởng:

 

1. Xây dựng và ban hành thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của các Nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường cần lấy tính khả thi, kết quả của các nhiệm vụ bảo vệ môi trường làm một trong các cơ sở xây dựng.

 

 Thông tư có quy định chi tiết một số nội dung:

- Thống nhất cách hiểu “Một số dự án đầu tư chỉ lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường” (Điểm 5 Điều 1 của Nghị định).

- Đối tượng, thời gian hoàn thành hệ thống quản lý môi trường thời hạn trước ngày 31/12/2020 đối với các cơ sở đang hoạt động.

Trên cơ sở tổng hợp số doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14001 năng lực của các tổ chức tư vấn, chứng nhận để đề xuất lộ trình triển khai.

- Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải (Điểm 19 điều 3 của Nghị định)

Đề nghị Thông tư hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật khác ngoài sử dụng giải pháp kỹ thuật lưu chứa. Sử dụng giải pháp kỹ thuật lưu chứa nước thải, thông tư có hướng dẫn về giải quyết đất sử dụng và các giải pháp thực hiện hoàn thành trước ngày 31/12/2020.

- Điều 1. Sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ:

(1) Khoản 9 Điều 1 (trang 14-16) bổ xung Điều 16b:

Điểm d Khoản 2 Điều 16b quy định Chủ dự án chỉ được đưa vào vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải khi đã "Có hồ sơ hoàn công công trình xử lý chất thải đã được bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng"; tuy nhiên để bàn giao, nghiệm thu công trình thì cần phải vận hành thử nghiệm, nghĩa là trước khi vận hành thử nghiệm chưa có hồ sơ bàn giao, nghiệm thu được. Quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 16b không thể thực hiện được.

- Điều 2. Sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ:

(1) Khoản 6 Điều 2 (trang 27) sửa đổi, bổ xung Điều 9:

- Khoản 1 Điều 9 quy định "Việc xác nhận toàn bộ nội dung phương án cải tạo phục hồi môi trường đã được phê duyệt được thực hiện lồng ghép với đề án đóng cửa mỏ". Quy định này giúp giảm thủ tục hành chính, tuy nhiên lại kéo dài thời gian xác nhận hoàn do việc phê duyệt đề án đóng cửa mỏ rất phức tạp và mất nhiều thời gian (thực tế có những đề án đóng cửa mỏ kéo dài 2 -3 năm); việc này dẫn đến kéo dài thời gian hoàn trả tiền kỹ quỹ cho doanh nghiệp, chậm sử dụng vùng đất sau khai thác mỏ vào các mục đích kinh tế khác.

-    Khoản 2 Điều 9 quy định "Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ đối với dự án khai thác khoáng sản thực hiện việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo phục hồi môi trường". Quy định này không hợp lý do cơ quan kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo phục hồi môi trường (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản) khác với cơ quan phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường (Tổng cục Môi trường); trong khi đó theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 10 thì báo cáo thực hiện cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường hàng năm lại gửi về cơ quan phê duyệt phương án (Tổng cục Môi trường).

(2) Khoản 7 Điều 2 (trang 27) sửa đổi Điều 10:

- Điểm c Khoản 1 và Điểm a Khoản 3 Điều 10 quy định "Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận phương án cải tạo phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản" là chưa chính xác vì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

-    Điểm c Khoản 5 Điều 10 quy định "Lập, trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo phục hồi môi trường" là không hợp lý như ý kiến với Khoản 2 Điều 9 ở trên.

- Điều 3. Sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ:

-    (1) Khoản 20 Điều 3 (trang 49-52) sửa đổi, bổ xung Điều 39:

Khoản 3 Điều 39 quy định các thông số phải quan trắc nước thải tự động, trong đó bổ xung thêm thông số Amonia so với Nghị định số 38/2015/NĐ-CP sẽ làm khó cho các doanh nghiệp vừa lắp đặt xong hệ thống quan trắc nước thải tự động (vì lại phải làm thủ tục đầu tư), trong khi đó đối với nước thải các mỏ khoáng sản không ô nhiễm Amonia.

(2) Khoản 25 Điều 3 (trang 55-56) bổ xung Điều 52a:

Khoản 2 Điều 52a quy định tất cả hồ chứa quặng đuôi, hồ chứa bùn thải từ quá trình tuyển quặng phải được "chống thấm" là không cần thiết và gây lãng phí lớn vì nhiều loại quặng đuôi, bùn sau tuyển chỉ chứa các thành phần thông thường, không chứa các thành phần nguy hại. Quy định này chỉ nên áp dụng đối nvới các loại quặng đuôi, bùn sau tuyển có chứa các thành phần nguy hại, các kim loại nặng hoặc những nơi có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

 

2- Đề xuất giải pháp triển khai thực hiện Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ

 

Để triển khai thực hiện Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, đối với ngành công nghiệp môi trường – ngành kinh tế cung cấp công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường – cần phát triển thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường trong nước, từng bước tiến tới xuất khẩu các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm bảo vệ môi trường có

lợi thế cạnh tranh.

Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/ Từ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Luật bảo vệ môi trường (số 52/2005/QH11); Luật bảo vệ môi trường (số 55/2014/QH13) Chính phủ đã ban hành các quyết định phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường đã tạo nền tảng cho ngành công nghệ môi trường phát triển. Tuy nhiên hiện nay ngành công nghiệp môi trường chưa đáp ứng được các mục tiêu phát triển, chưa phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường có hiệu quả, nguyên nhân ngành công nghiệp môi trường chưa hoàn thiện hệ thống, chính sách phát triển. Để phát triển ngành công nghiệp môi trường phục vụ yêu cầu bảo việc môi trường theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh (Chương trình hành động của Chính phủ: triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015), thực hiện xây dựng chính sách khuyến khích phát triển mạnh ngành công nghiệp môi trường (Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Ban chấp hành trung ương về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) các đại biểu tham dự hội thảo xin trân trọng đề nghị:

- Bộ trưởng Bộ Công thường đề nghị chính phủ ban hành Nghị định về phát triển ngành công nghiệp môi trường

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường trong công tác sửa đổi Luật bảo vệ môi trường bổ sung vào Luật một chương về công nghiệp môi trường.

Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam đã có Công văn số 12A /CV- CNMT ngày 19 tháng 8 năm 2019 gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài Nguyên và Môi trường Báo cáo Kết quả Hội thảo triển khai thực hiện Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ

Xem toàn bộ Báo cáo tại đây

VEIA

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt