Logo
phone
Hotline: 02437327155
Việt Nam với các vấn đề môi trường toàn cầu và hỗ trợ của Quốc tế đối với công tác bảo vệ môi trường Việt Nam
  01/10/2015
icon-zalo

 


 

Trong bối cảnh những rủi ro thiên tai mà Việt Nam đang phải đối mặt, Việt Nam nên tránh phụ thuộc vào những nguồn năng lượng nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường.

 

Đây là một trong những nội dung được bà Anjila Acharya, Điều phối viên nhóm Môi trường Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trình bày tại Hội nghị Phiên toàn thể Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV.


Theo bài trình bày của Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển giao kinh tế với nhu cầu tam giác động lực về mặt môi trường. Trong thời gian tới, việc đáp ứng các nhu cầu với vấn đề môi trường ngày càng cao.
Trong suốt quá trình phát triển của Việt Nam, đa phần người dân Việt Nam sống dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong bối cảnh những rủi ro thiên tai mà Việt Nam đang phải đối mặt, Việt Nam nên tránh phụ thuộc vào những nguồn năng lượng nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường cao.


Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có thu nhập trung bình và công cuộc Việt Nam xử lý quá trình chuyển giao từ chỉ chú trọng phát triển kinh tế đến vừa có thể tăng trưởng mà vẫn có thể bảo vệ môi trường và tiến bộ xã hội trong vài thập niên tới sẽ quyết định việc Việt Nam có thể bước sang hàng ngũ có quốc gia có thu nhập cao hay không?


Ngân hàng Thế giới hy vọng khi Việt Nam đã hướng tới nền kinh tế xanh thì vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trở nên đặc biệt quan trọng để thúc đẩy Việt Nam phát triển.


Ngân hàng Thế giới là một đối tác hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau như môi trường, biến đổi khí hậu, v.v... Trong vòng 20 năm qua, Ngân hàng Thế giới đã hợp tác với các Bộ, ngành khác nhau của Việt Nam trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc kiện toàn quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Ngân hàng Thế giới cùng các đối tác phát triển khác rất ấn tượng về các tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được về bảo vệ môi trường trong thời gian qua và sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong thời gian tới.


Ngân hàng Thế giới đang hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các dự án liên quan đến tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã cũng như các lĩnh vực về ngư nghiệp. Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng một số Bộ, ngành đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và các đối tác phát triển nhằm xây dựng khả năng chống chọi biến đổi khí hậu cho vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.


Việt Nam hiện đã thực hiện tốt trong việc nâng cao năng lực thể chế, văn bản pháp quy và trong thời gian tới, cần ưu tiên cho các chính sách về bảo vệ môi trường. Việt Nam cần thúc đẩy nguồn xanh cho tăng trưởng, bao gồm những ngành công nghiệp xanh, phát triển những ngành liên quan tới tài nguyên xanh; cần nâng cao năng lực quản lý và quản trị hiện nay, nâng cao khả năng thực thi, tính hiệu quả, nâng cao các hoạt động, ban hành các quy chuẩn; tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tư nhân, thu hút các nguồn vốn từ các nhà đầu tư; thúc đẩy biện pháp quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên. Hội nghị Môi trường toàn quốc là cơ hội để thúc đẩy bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

 

Theo VEA

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt