Logo
phone
Hotline: 02437327155
Việt Nam đứng thứ 31 trên thế giới về tổng lượng phát thải khí CO2
  21/09/2015
icon-zalo

 

 

Lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

 

"Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu và là quốc gia có tổng lượng phát thải khí nhà kính (CO2) đứng thứ 31 trên thế giới. Cho đến nay, việc gia tăng lượng phát thải cùng với các diễn biến bất thường của khí hậu đã gây ra những thách thức lớn cho người nghèo, nhất là đại bộ phận dân cư, gồm 17 triệu dân tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long."


Thông tin trên vừa được ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đưa ra tại Chương trình cuối cùng để cứu khí hậu Trái Đất, đàm phán khí hậu tại COP 21 và tiếng nói từ Việt Nam, do Cơ quan Phát triển Pháp, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và tổ chức Oxfam tổ chức chiều 17/9, tại Hà Nội.
Thông tin thêm tại chương trình cuối cùng để cứu khí hậu Trái Đất, ông Phạm Văn Tấn cho biết, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ đã tăng 0,5 độ C, nước biển dâng 20cm. Theo ước tính, mỗi năm thiên tai đã “cướp” đi khoảng 500 người, thiệt hại vào khoảng 1,5% GDP.


Vẫn theo ông Tấn, với diễn biến gia tăng lượng phát thải và các diễn biến bất thường của khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng 2-4 độ C, nước biển dâng 100cm. Nguy cơ này có thể sẽ gây ngập 40% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long và ảnh hưởng trực tiếp đến 20 triệu dân của Việt Nam.


Trong khi đó, ông Remi Renevey, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Phát triển Pháp cũng nhận định, Việt Nam không phải là "đảo nằm giữa biển," nhưng là nước chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó một phần là do sự gia tăng phát thải khí nhà kính gây ra.


Ông Remi Renevey cũng nhấn mạnh, với diễn biến khí hậu như hiện nay, nếu Việt Nam và các nước trên thế giới không giảm lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất, thì mức độ ảnh hưởng sẽ rất khó lường.


Vậy để giải quyết thách thức trên, Việt Nam đã chuẩn bị gì cho cuộc đàm phán khí hậu COP 21 sẽ diễn ra tại Paris (Pháp) vào cuối tháng 11 tới? Trả lời cho câu hỏi này, ông Phạm Văn Tấn cho biết thông qua thoả thuận 2015, Việt Nam sẽ đưa ra các đóng góp dự kiến do quốc gia tự xác định để các nước cùng tìm giải pháp khống chế mức tăng nhiệt độ ở mức 2°C giai đoạn 2020, đặc biệt là các nước phát triển phải cam kết giảm phát thải nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình của toàn cầu.


“Cũng thông qua cuộc đàm phán khí hậu COP 21, chúng tôi muốn cho các nước biết Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương như thế nào và cố gắng của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ra sao, để quốc tế hiểu về Việt Nam, từ đó cùng Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai,” ông Tấn nói.


Từ góc độ cơ quan nghiên cứu độc lập, bà Vũ Minh Hải, trưởng nhóm mạng lưới làm việc về biến đổi khí hậu (CCWG) cũng kỳ vọng, cuộc đàm phán khí hậu COP 21 sẽ đạt được cam kết chung về cắt giảm hoặc thay đổi việc phát thải làm cơ sở để tái cơ cấu theo chiều sâu chính sách phát triển của các nước, đặc biệt là bảo vệ được quyền lợi của các đối tượng dễ bị tổn thương tại Việt Nam bởi biến đổi khí hậu.


Để có thể đạt được mục tiêu trên, theo bà Hải, Việt Nam và các quốc gia cần thông qua việc triển khai các cơ chế thiết yếu và tài trợ cho các hoạt động “đấu tranh” chống biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển như cơ chế Quỹ khí hậu xanh.
Cùng với đó, “các nước cũng cần phối hợp giảm thiểu khí thải toàn cầu xuống thêm 12-15 GtO2e tới năm 2025, và 17-21 GtCO2e tới năm 2030 thông qua mục tiêu giảm thiểu công bằng toàn cầu, nhất là các quốc gia phát triển,” bà Hải khuyến nghị../.

 

Theo Vietnam+

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt