Logo
phone
Hotline: 02437327155
Việt Nam có nhà máy tái chế lốp ô tô phế thải đầu tiên
  31/03/2016
icon-zalo

 


Lốp cao su chuẩn bị được đưa vào dây chuyền xén thành hạt cao su nhỏ.

 

Anh Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Nhà máy cho biết: “Theo ước tính, mỗi năm nước ta thải ra khoảng 400.000 tấn cao su phế liệu (tương đương với 30.000 tấn/tháng). Chính vì vậy, việc xử lý rác thải từ lốp cao su luôn là vấn đề nan giải, bởi đặc thù của cao su là rất khó phân huỷ, phải mất vài chục năm thì cao su mới phân hủy được vào đất. Từ trước đến nay, hầu hết các nơi đều xử lý rác thải từ lốp cao su bằng các đốt hoặc ép ra thành dầu đốt, tuy nhiên cả 2 cách này đều khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng”. Mỗi năm nước ta thải ra khoảng 400.000 tấn cao su phế liệu (tương đương với 30.000 tấn/tháng).


Cũng theo nghiên cứu của nhà máy, hiện nay có tới 50% số lốp rác thải bị vứt trên mặt đất (số lượng này sẽ mất rất lâu để phân huỷ vào đất), 40% lốp rác thải được tiêu huỷ bằng các đốt (số này khiến mỗi trường bị ảnh hưởng rất nhiều) và chỉ có 10% được tái sử dụng bởi các cách phổ thông, thô sơ. Chính vì đó, nhà máy sản xuất hạt cao su, gạch và thảm cao su từ lốp xe ô tô phế thải được xây dựng nhằm đáp ứng lượng lớn lốp xe ô tô phế liệu bỏ đi. Với công nghệ sản xuất chủ yếu là xén thật nhỏ các loại rác phế thải từ cao su thành những hạt cao su nhỏ sau đó ép thành các đồ dung thường ngày hoặc làm sân cỏ nhân tạo nên việc ảnh hưởng đến môi trường do đun, đốt là không có – theo Infonet.


Thực vật biến đổi gene ứng phó với biến đổi khí hậu


Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây công bố trong tạp chí khoa học nổi tiếng Trends in Biotechnology. phương pháp mới giúp tăng cường khả năng chịu đựng của cây trồng chống chọi tình trạng hạn hán, biến đổi khí hậu  và xâm nhập mặn đang diễn ra trên diện rộng. Phó giáo sư Roberto Gaxiola của Trường Khoa học Tự nhiên ASU cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu phương thức chuyển đổi các biểu hiện của một mã gene thông qua một máy bơm proton thực vật”.


Công nghệ tân tiến mới được công bố bởi ASU giúp tăng khả năng chịu đựng của cây trồng thông qua enzyme H+-PPase được vận chuyển trực tiếp tới thân và rễ. Công nghệ tân tiến mới được công bố bởi ASU giúp tăng khả năng chịu đựng của cây trồng thông qua enzyme H+-PPase được vận chuyển trực tiếp tới thân và rễ. "Gene nhân tạo sẽ giúp di chuyển photosynthates - phân tử hình thành do quang hợp trong lá - đến những nơi cây cần để phát triển như rễ cây, trái cây, lá non tốt hơn và gen này có cấu trúc tương tự loại gene tự nhiên 1 H+-PPase có trong thực vật."


Nhật Bản đặt mục tiêu cắt giảm 10 tỷ tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính


Nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, Chính phủ Nhật Bản sẽ sử dụng một cách thực tế các công nghệ mới, giúp làm giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính tới khoảng 10 tỷ tấn vào năm 2050. Nhật Bản cũng đặt mục tiêu hướng đến phát triển các bộ pin có khả năng trữ lớn, mà sẽ giúp làm giảm 10% chi phí so với mức hiện tại và giúp xe điện có thể chạy được trên 700 km trong một lần sạc/nạp điện.


Động thái của Nhật Bản diễn ra giữa lúc cộng đồng quốc tế đang nỗ lực để chống lại tình trạng nóng lên trên toàn cầu, sau một thỏa thuận mang tính bước ngoặt được thông qua hồi tháng 12 ở Paris nhằm giữ nhiệt độ trung bình của Trái Đất không tăng quá 2 độ C so với mức tiền công nghiệp. Theo Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, để đạt được mục tiêu như vậy, lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050 phải giảm hơn 30 tỷ tấn so với các mức dự báo hiện nay – theo Bnews.


Các hãng xe hơi thiệt hại hàng tỷ USD vì không đạt yêu cầu khí thải


Nhiều hãng xe hơi lớn của Mỹ, trong đó có Ford và GM đang đứng trước nguy cơ bị phạt 1,8 tỷ USD do không đạt yêu cầu khí thải. Nhiều hãng xe hơi không đạt yêu cầu về an toàn khí thải, trong đó có Ford và General Motors (GM), đồng thời đứng trước nguy cơ phải nộp phạt hàng tỷ USD. Các hãng sản xuất xe hơi hiện đang đối mặt với các quy định về an toàn khí thải ngày càng thắt chặt của EU và Mỹ sau vụ bê bối gian lận khí thải của Tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất châu Âu của Đức Volkswagen vào ngoái.


Tổ chức kiểm soát khí thải CDP có trụ sở tại Anh mới đây đã công bố một bản báo cáo toàn cầu cho thấy, ngoài Volkswagen ra còn có 7 hãng sản xuất xe hơi khác có nguy cơ không đáp ứng được yêu cầu về an toàn khí thải và có thể đối mặt với mức phạt lớn lên đến 4,8 tỷ USD. Trong số đó có hàng Hyundai của Hàn Quốc và Tata Motors của Ấn Độ. Tổ chức CDP cũng cho hay, các hãng xe hơi như Nissan và Toyota của Nhật, BMW của Đức và Renault của Pháp đáp ứng tốt yêu cầu về an toàn khí thải – theo VOV.


Thái Lan làm mưa nhân tạo chống hạn hán kỷ lục nhiều thập kỷ


Trong bối cảnh hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, Thái Lan đã quyết định cử lực lượng Tạo mưa Hoàng gia tác động vào các đám mây để có mưa nhân tạo cho cả nước. Theo nhà khoa học Wiraphon Sudchada, đầu tiên các máy bay của lực lượng Tạo mưa Hoàng gia sẽ phun muối vào các đám mây, sau đó họ trộn calcium chloride và calcium oxide phun lên các đám mây đã ẩm này để làm cho chúng to hơn và rơi xuống thành mưa. Các chuyên gia cũng sẽ phun đá lạnh ở bên dưới các đám mây để tạo mưa nhanh hơn.


Theo VietnamPlus, đến thời điểm này, 22 trong số 76 tỉnh thành của Thái Lan đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán, nghiêm trọng nhất là ở miền Bắc nơi mực nước trong các giếng khơi đã xuống thấp kỷ lục. Năm 2015, mùa mưa đến muộn và ít, khiến người nông dân không nhiều hy vọng mùa mưa năm nay sẽ đến đúng vào tháng 6. Công nghệ làm mưa nhân tạo đã được áp dụng từ lâu ở Thái Lan. Từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, Nhà Vua nước này Bhumibol Adulyadej đã chỉ đạo các dự án làm mưa nhân tạo.

 

Mai Anh (TH)

 

Theo moitruong

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt