Logo
phone
Hotline: 02437327155
Ứng dụng sản phẩm công nghiệp môi trường để phát triển phương tuện giao thông vận tải thân thiện với môi trường (P1)
  28/04/2016
icon-zalo

 

Hệ thống Giao thông vận tải bền vững, thân thiện với môi trường, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh là mục tiêu chiến lược và lâu dài chúng ta cần hướng tới; việc hợp lý hoá công tác tổ chức giao thông, nghiên cứu ứng dụng các loại hình vận tải tiên tiến kết hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và kiểm soát được nguồn gây ô nhiễm môi trường do các phương tiện cơ giới gây ra trong hoạt động giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng. Trong phạm vi của bài viết này, tôi chỉ nêu riêng, ngắn gọn về những vấn đề cần triển khai cho giao thông vận tải, hướng phát triển các phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường và khả năng ứng dụng sản phẩm Công nghiệp môi trường trong hoạt động Giao thông Vận tải.   

         

Chính sách phát triển Giao thông vận tải bền vững, thân thiện với môi trường.

 

Giao thông vận tải là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh của đất nước và hỗ trợ nhiều hoạt động khác nhau của con người. Tuy nhiên, giao thông vận tải cũng là một nguồn phát thải chất gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và cũng là một yếu tố gây nên hiệu ứng khí nhà kính tác động tới biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

Vấn đề quy hoạch đô thị, phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả luôn có sự gắn kết hữu cơ với nhau trong chiến lược phát triển, quản lý giao thông vận tải của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Cần xây dựng thành tiềm thức về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường của mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân khi tham gia giao thông. Bên cạnh chiến lược phát triển và quản lý giao thông vận tải thì việc hoàn thiện các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm nâng cao nhận thức, tạo thói quen bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong công tác vận tải, ứng dụng Công nghệ cho Công nghiệp môi trường trong giao thông của cộng đồng dân cư có thể coi là mục tiêu chính cần đạt được trong thời gian tới.

 

Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải về Môi trường và Năng lượng toàn cầu (MEET) diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản năm 2009 với sự tham gia của đại diện từ 21 nước và 9 tổ chức quốc tế, trong đó có Việt Nam đã thông qua tuyên bố hành động vì mục tiêu lâu dài phát triển hệ thống giao thông ít phát thải khí nhà kính, ít gây ô nhiễm và khuyến khích các nước thực hiện, với các tiêu chí cơ bản sau:

 

            1. Tiếp cận đồng bộ, toàn diện trong chiến lược giao thông vận tải quốc gia đối với các phương thức vận tải, các loại phương tiện giao thông, sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, phát triển nhiên liệu sạch, ứng dụng Công nghệ cho các sản phẩm của nền Công nghiệp môi trường ;

 

   2. Quản lý tối ưu nhu cầu vận tải, phát triển vận tải công cộng; Thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông cá nhân;

 

                     3. Khuyến khích nghiên cứu, phát triển, triển khai (RD&D), chuyển giao các giải pháp công nghệ tiên tiến, ứng dụng các sản phẩm của nền Công nghiệp môi trường tiên tiến, phát triển hệ thống giao thông thông minh, xe thông minh trong tổ chức, quản lý, điều hành giao thông vận tải(ITS, Smart car...).

 

    Hoạt động của ngành giao thông vận tải với đặc thù có tính xã hội cao, việc quản lý cũng hết sức đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tính hoàn thiện của kết cấu hạ tầng; chất lượng phương tiện; phương pháp tổ chức khai thác vận tải, điều tiết giao thông kết hợp với giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng; và một điểm rất quan trọng nữa là ý thức của người tham gia giao thông. 

 

            Chính vì vậy mà các nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tìm cách phát triển các phương thức vận tải tối ưu, các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường để từng bước giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí và khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải.

 

Từ nay đến năm 2020 cần phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng, nhất là giao thông đô thị; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 - 26%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt thân thiện với môi trường; nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng nhanh, khối lượng lớn tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải khách công cộng 35 ÷ 45%; tiến tới kiểm soát được tốc độ gia tăng của xe máy, xe ô tô con cá nhân trên cơ sở đồng thuận và tự nguyện.

 

Qua đó, chúng ta đã thấy rõ ý nghĩa của vấn đề quy hoạch, phát triển giao thông hợp lý, trong đó có việc phát triển các phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường sẽ mang lại hiệu quả to lớn, thiết thực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. (còn tiếp)

                                                                 TS. Chu Mạnh Hùng -Vụ trưởng Vụ Môi trường Bộ GTVT

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt