Logo
phone
Hotline: 02437327155
Triển khai Chỉ thị 25/CT-TTg: Bước đầu tạo ra được sự chuyển biến trong nhận thức, sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác BVMT
  11/04/2017
icon-zalo

 

Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường (BVMT) đã được triển khai tích cực tại các Bộ, ngành và địa phương, bước đầu tạo ra được sự chuyển biến trong nhận thức, sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác BVMT của lãnh đạo các cấp; tăng cường nhận thức về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với công tác BVMT trên phạm vi cả nước.

 

Một số kết quả nổi bật trong triển khai Chỉ thị 25/CT-TTg phải kể đến đó là việc quán triệt thực hiện, ban hành các chương trình/kế hoạch BVMT cụ thể cho bộ, ngành, địa phương; rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan; tăng cường, thanh tra, kiểm tra; và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BVMT.

 

Hầu hết các Bộ, ngành và địa phương đã quán triệt nội dung Chỉ thị; ban hành các chương trình, kế hoạch BVMT để giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách của ngành, địa phương mình

 

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg, Bộ TN&MT đã ban hành Kế hoạch của Bộ thực hiện Chỉ thị tại Quyết định số 2807/QĐ-BTNMT ngày 06/12/2016 và có văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị theo các nhiệm vụ, giải pháp đã được giao; đồng thời định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Bộ TN&MT để tổng hợp, báo cáo. Theo đó, hầu hết các Bộ, ngành và địa phương đã quán triệt nội dung của Chỉ thị tới các đoàn thể, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; ban hành các chương trình, kế hoạch BVMT để giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách của ngành, địa phương mình.

 

Một số Bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, triển khai xây dựng và ban hành các nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch hành động về BVMT. Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ TN&MT xây dựng Chương trình phối hợp quản lý và kiểm soát hoạt động BVMT trong sản xuất công nghiệp và thương mại. Tính đến ngày 01/3/2017, trên cả nước có 08/63 địa phương xây dựng nghị quyết chuyên đề về BVMT.

 

Tích cực rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về BVMT

Bộ TN&MT đã tích cực rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về BVMT trong Luật BVMT, các luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT; rà soát các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải và nước thải ngành sản xuất thép; nghiên cứu, tham khảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của một số nước trên thế giới và xây dựng lộ trình hoàn thiện, sửa đổi các quy chuẩn về môi trường; xây dựng quy định pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Việt Nam; xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư;…

 

Các Bộ, ngành và địa phương cũng đã rất tích cực rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện lồng ghép các yêu cầu về BVMT, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh của ngành và tỉnh.

 

Các Bộ, ngành cũng đã chủ trì, xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến BVMT như chính sách cấm nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng; quy định về giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định thí điểm về thuê dịch vụ xử lý nước thải y tế; quy định giao Chi cục BVMT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành…

 

Các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động triển khai rà soát báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt công trình biện pháp BVMT của các dự án đã được đầu tư, tập trung vào các dự án lớn có nguy cơ cao tác động xấu đên môi trường để có điều chỉnh kịp thời ngay trong năm 2017; đồng thời triển khai việc rà soát các quy định, chính sách có liên quan nhằm ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; đặc biệt là tại các địa phương có khu vực nhạy cảm về môi trường như các lưu vực sông lớn, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực có tính đa dạng sinh học cao.

 

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm

Trong năm 2016, Bộ TN&MT đã tập trung thống kê, rà soát, tổng hợp được trên 1.300 cơ sở có nguồn thải từ 1.000m3/ngày đêm trở lên tại 26 tỉnh/thành phố ven biển; tổ chức 03 Đoàn thanh tra diện rộng trên địa bàn 23 tỉnh, thành phố với 137 tổ chức được thanh tra, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Hiện nay, Bộ TN&MT đang chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục điều tra, thống kê, đánh giá phân loại các nguồn gây ô nhiễm môi trường, các khu vực ô nhiễm, suy thoái môi trường trên phạm vi toàn quốc, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT.

 

Tại Phiên họp các Ủy ban BVMT lưu vực sông Cầu, hệ thống sông Đồng Nai, sông Nhuệ - sông Đáy được tổ chức trong quý IV năm 2016, Bộ TN&MT đã phối hợp với các địa phương xây dựng các nội dung kiện toàn thể chế, tăng cường năng lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các Ủy ban BVMT lưu vực sông; dự kiến hoàn thành trong năm 2017.

 

Bộ TN&MT đang triển khai Dự án đầu tư hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường biển 04 tỉnh miền Trung và đã đề xuất đưa Dự án xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo về môi trường các vùng kinh tế trọng điểm và các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, khu vực nhạy cảm về môi trường vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Bộ cũng đã hoàn thành dự thảo và đang khẩn trương tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương đối với bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng kết quả BVMT của các địa phương, dự kiến ban hành và triển khai thực hiện từ năm 2017.

 

Cùng với Bộ TN&MT, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức rà soát và kiểm tra công tác chấp hành về BVMT tại 29 cơ sở có hoạt động xả thải ra cửa sông, ven biển. Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo các lực lượng triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường. Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai nghiên cứu đánh giá tác động của công nghệ nhập khẩu đến môi trường; rà soát các dự án nhập khẩu dây chuyền, công nghệ xử lý rác thải trong một số lĩnh vực như môi trường, năng lượng và giao thông vận tải, đề xuất phương án xử lý với các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm và phương án nhập khẩu các công nghệ thân thiện với môi trường; đề xuất các công nghệ khuyến khích sử dụng, chuyển giao và các công nghệ, thiết bị hạn chế, cấm sử dụng trong lĩnh vực xử lý rác thải. Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trực thuộc Bộ triển khai kiểm tra, rà soát, giám sát công tác đầu tư xây dựng các dự án sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng nhiều năng lượng, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

 

Đối với các địa phương, đã tiến hành xây dựng Kế hoạch kiểm tra, rà soát các nguồn thải có lưu lượng lớn trên 100 m3/ ngày.đêm và các nguồn thải có nguy cơ ô nhiễm cao; lập và phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường năm 2017 tập trung vào các cơ sở có nguồn thải vào các lưu vực sông, các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tập trung quyết liệt xử lý triệt để, di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các khu công nghiệp. Tính đến tháng 3/2017, trên cả nước đã có 171/435 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg cơ bản hoàn thành biện pháp xử lý triệt để (đạt tỷ lệ 39,3%). Hầu hết các địa phương đã tiến hành rà soát, lập danh mục các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và cơ sở không phù hợp theo quy hoạch để có kế hoạch di dời.

 

Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã tăng cường chỉ đạo, yêu cầu tất cả các khu công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Theo số liệu thống kê, đến tháng 3/2017, trên cả nước có 212/283 KCN hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (đạt tỷ lệ 75%), với 82 hệ thống xử lý nước thải tập trung đã được lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động (đạt tỷ lệ 39%); 178 CCN có thủ tục về BVMT chiếm 35,04% tổng số 508 CCN đang hoạt động; 31 CCN đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (đạt tỷ lệ 6,1%). Các địa phương đã tăng cường việc đôn đốc, buộc đối tượng có quy mô xả thải lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở TN&MT.

 

Đặc biệt, các địa phương tập trung nhiều làng nghề, khu vực ô nhiễm tồn lưu đã tiến hành rà soát, xây dựng và ban hành Kế hoạch khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường cho các làng nghề, khu vực ô nhiễm tồn lưu ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng; ban hành các quy định về BVMT làng nghề; ban hành quy chế về công nhận làng nghề, làng nghề truyền thông phải đáp ứng điều kiện về BVMT. Các địa phương đã bước đầu chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung phê duyệt lại quy hoạch quản lý chất thải rắn của địa phương nhằm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường địa phương, dự kiến hoàn thiện và ban hành trong năm 2017-­2018.

 

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và huy động nguồn lực cho BVMT

Bộ TN&MT đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy BVMT từ Trung ương đến địa phương, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường; tổ chức điều tra, khảo sát, đề xuất quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, cơ quan quyết định phê duyệt đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp về vấn đề môi trường trên địa bàn và theo thẩm quyền được giao; khảo sát, đánh giá, xây dựng Đề án về cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa BVMT; triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và điều hành mạng lưới Quan trắc môi trường quốc gia.

 

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục cân đối, đảm bảo kinh phí cho công tác BVMT. Đồng thời, các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực môi trường sẽ hướng dẫn thực hiện lộ trình giá theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đon vị sự nghiệp công lập.

 

Nhiều địa phương đã tổ chức rà soát lại công tác tổ chức cán bộ ngành môi trường trên địa bàn để sắp xếp cán bộ; triển khai xây dựng Đề án nâng cao năng lực công tác BVMT đến năm 2025; ban hành Quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT phù hợp với quy định của pháp luật về BVMT. Một số địa phương đang tiến hành nghiên cứu, xem xét xây dựng giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ nước thải tại cụm công nghiệp, khu đô thị.

Theo monre

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt