Logo
phone
Hotline: 02437327155
Trăng xanh báo hiệu ô nhiễm môi trường
  14/07/2015
icon-zalo

 

Vào ngày 31/07/2015 trăng xanh sẽ xuất hiện. Một số tài liệu ghi nhận trăng có màu xanh dương vào năm 1980 và 1991 do ô nhiễm không khí (các hạt bụi làm phân tán tia sáng xanh khiến chúng ta thấy mặt trăng có màu xanh).

 

Theo đúng quy luật tự nhiên, trăng xanh sẽ xuất hiện vào 21h00 đến 21h45 ngày 31/07/2015, những sự xuất hiện trăng xanh lần này báo hiệu nhiều khác biệt. "Blue moon" (trăng xanh) là thuật ngữ tiếng Anh dùng để gọi hiện tượng trăng tròn hai lần trong tháng, không có nghĩa mặt trăng phát ra ánh sáng màu xanh.

 

 

Về lý thuyết, hiện tượng trăng xanh là một quy ước về văn hóa để gọi lần trăng tròn thứ hai trong tháng Dương lịch. Nhưng trong một số thời điểm ngẫu nhiên, trăng xanh xuất hiện đúng lúc núi lửa đang phun trào - nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn Học trẻ Việt Nam, cho biết trên Báo Người Đưa Tin.


Tuy nhiên, thời gian gần đây khí hậu đang biến đổi theo chiều hướng xấu đi nên nhiều người cho rằng trăng xanh xuất hiện báo hiệu sự ô nhiễm môi trường và những thảm họa mà con người sắp phải gánh chịu. Trên thực tế, sự xuất hiện của trăng xanh là hoàn toàn là bình thường, không hề mang theo nhưng dự báo hay thảm họa.


Theo ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật Dịch vụ Văn hóa & Khoa học Công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, màu sắc xanh của trăng xuất hiện vào cuối tháng này là phản ánh gián tiếp ánh sáng của mặt trời hắt lên trái đất và hắt lên nó. Luồng ánh sáng ấy thông qua các tầng khí quyển, tầng điện ly, tầng trung ly... hắt lên. Những khí cacbonic, khí bẩn, khí máy bay phản lực thải ra tạo nên những tầng không khí, tầng điện ly, tầng đối lưu khác nhau. Khi ánh sáng lọt qua những tầng bụi này thì tạo nên những sắc xanh. Màu xanh ấy phản ánh bụi của vũ trụ. Chúng ta gọi chung là bụi, nhưng bụi này có nhiều tầng như tầng chứa tàn tro ở trong lòng đất của núi lửa khi bốc lên.


Những vạch màu sắc ấy phản ánh các tầng bụi trong không gian mà thôi. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng lạ của tự nhiên mà chỉ phản ánh độ
ô nhiễm của tự nhiên. Điều này cho thấy trái đất đang nóng dần lên do sự biến đổi khí hậu. Đối tượng tác động trực tiếp vào sự thay đổi ấy là con người tạo nên, một phần khác là do động đất, do các nham thạch núi lửa phun lên, nó lơ lửng trong không khí, lưu chuyển trong vũ trụ dẫn đến màu sắc ấy mà thôi.


Lần gần nhất "trăng xanh" xuất hiện vào cuối tháng 8/2012. Dự đoán, phải đến ba năm nữa, vào tháng 1/2015, những người yêu thiên văn trên thế giới mới được chiêm ngưỡng hiện tượng này lần nữa.


"Trăng xanh” tồn tại do tháng trong Công lịch không trùng khớp với tháng theo chu kỳ trăng. Thông thường mỗi năm có 12 kỳ trăng tròn tương ứng với 12 tháng. Nhưng do mặt trăng quay quanh trái đất trong 29,5 ngày; còn các tháng trong dương lịch có 30 hoặc 31 ngày nên mỗi năm dương lịch có nhiều hơn 11 ngày so với năm âm lịch. Vì thế sau khoảng 2-3 năm sẽ có một năm âm lịch với 13 tháng, tương ứng với 13 lần trăng tròn.

Nguồn moitruong

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt