Trong thế kỷ vừa qua, nhiệt độ trung bình của trái đất tăng 0,80C. Các nhà khoa học cho rằng, cần phải hạn chế mức tăng lên dưới 2 độ C trong thế kỷ này thì mới ngăn chặn được mực nước biển dâng cao và các hậu quả không mong muốn khác. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm được biện pháp hiệu quả nào để “hạn nhiệt” trái đất để cứu loài người trước thảm cảnh tồi tệ có thể xảy ra trong tương lai.
Việc cứu Trái đất khỏi bị nóng lên hiện đã rất cấp bách, không thể chậm trễ được nữa.
Ý tưởng "lấy độc trị độc" chống biến đổi khí hậu
Rất nhiều các ý tưởng, các chiến dịch từ cổ điển đến độc đáo đã được đề xuất cho mục tiêu này. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một ý tưởng "lấy độc trị độc" áp dụng cho chống biến đổi khí hậu. Dùng "độc" ở đây chính là sử dụng tàn dư của ngọn lửa - tro bụi để làm nguội Trái Đất. Ý kiến này xuất phát từ một kết quả nghiên cứu hết sức thú vị - "tro bụi được sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch có thể giúp giảm nhiệt độ Trái Đất" – theo kết luận của các chuyên gia môi trường đang làm việc cho dự án "geoengineering".
Đây là dự án được tiến hành để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu – cụ thể là chống lại việc Trái Đất đang ấm dần lên - dựa trên 2 phương pháp: Giảm lượng các bô nic (CO2) khỏi khí quyển, hoặc hạn chế ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất. Ý tưởng này xuất phát từ việc nghiên cứu sự phun trào núi lửa Pinatubo vào năm 1991. Qua phân tích, các nhà khoa học kết luận rằng các phân tử tro bụi từ ngọn núi này có khả năng cản trở ánh sáng Mặt Trời, làm giảm các bức xạ Mặt Trời xuống Trái Đất. Sau khoảng 2 đến 3 năm, nhiệt độ Trái Đất đã giảm 0.1 độ C nhờ tàn tro của ngọn núi lửa này cản trở ánh sáng Mặt Trời xuống Trái Đất.
Tiểu hành tinh tạo bụi chống biến đổi khí hậu trên Trái Đất
Để đối phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu, các nhà khoa học ở Scotland đã đưa ra một giải pháp mới: một chiếc máy thổi mây bụi khổng lồ trong không gian thành 1 tiểu hành tinh bao quanh Trái Đất, hoạt động như một tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất. Ý tưởng được đưa ra sẽ đặt một tiểu hành tinh tại Lagrange L1, điểm mà lực hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất triệt tiêu lẫn nhau. Vị trí này gấp 4 lần từ Trái Đất đến Mặt Trăng.
Đám mây bụi không phải là giải pháp lâu dài, nhưng nó có thể bù đắp lại những ảnh hưởng xẩu của biến đổi khí hậu trong một thời gian nhất định để cho phép các giải pháp lâu dài có hiệu lực. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Strathcltde tin rằng trên một tiểu hành tinh có kích thước phù hợp di chuyển ở một vị trí thích hợp sẽ thổi những đám mây bụi khổng lồ bao quanh Trái Đất.
Phân tử mới có thể hạ nhiệt Trái Đất
Các nhà khoa học mới phát hiện được một phân tử trong bầu khí quyển của Trái Đất có thể tạo ra hiệu ứng làm mát, đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu. Phân tử đó có thể chuyển đổi các chất ô nhiễm, chẳng hạn như khí nitơ và lưu huỳnh dioxit, thành các hợp chất dẫn đến hình thành đám mây để bảo vệ Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Manchester và Bristol (Anh), và Phòng Thí nghiệm Quốc gia Sandia (Hoa Kỳ), phát hiện các phân tử mới, gọi là lưỡng gốc Criegee, thu được bằng cách sử dụng nguồn ánh sáng từ các máy gia tốc hạt mạnh hơn ánh sáng mặt trời 100 triệu lần.
Carl Percival, một trong những nhà nghiên cứu ở Đại học Manchester cho biết: “Chúng tôi thấy các lưỡng gốc có thể oxy hóa dioxit lưu huỳnh, và cuối cùng biến thành axit sunfuric, nó có tác dụng làm mát đã được biết đến”.
Khi núi lửa Pinatubo ở Philippin phun trào vào năm 1991, phát thải một lượng lớn lưu huỳnh dioxit, hình thành đám mây mù axit sunfuric. Nhờ vậy đã làm giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu đến Trái Đất khoảng 10%, và nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,50C trong vòng hai năm.
Giải pháp hạ nhiệt Trái Đất từ cây mía
Cây mía có tác dụng giúp hạ nhiệt độ, giảm tác động xấu của tình trạng ấm lên toàn cầu, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu Carnegie (Mỹ). Telegraph cho hay, các nhà khoa học phát hiện thấy rằng cây mía có khẳ năng phản chiếu tối đa ánh nắng Mặt Trời trở lại không gian. Điều này giúp giảm nhiệt độ trong không khí và nước ở quanh khu vực trồng mía. Các nhà khoa học hy vọng, nghiên cứu của họ sẽ mở triển vọng sử dụng cây mía như một giải pháp chống lại sự ấm lên toàn cầu.
Sau khi phân tích những số liệu thu được, các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu Carnegie phát hiện thấy, những khu vực trồng nhiều nhiều cây mía ở Brazil có nhiệt độ không khi mát mẻ hơn so với những khu vực canh tác những loại cây khác. “Chúng tôi đã phát hiện thấy rằng phá những cây trồng tự nhiên để trồng cây lương thực hay làm đồng cỏ sẽ làm tăng nhiệt độ trong khu vực. Nhưng cây mía có khả năng phản xạ ánh ánh nắng Mặt Trời tương tự như cây tự nhiên. Vì thế, loại cây trồng này có thể là giải pháp giúp hạ nhiệt Trái Đất”, tiến sĩ Scott Loarie, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Thả vôi xuống biển để hạ nhiệt Trái Đất
Để giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do con người thải ra (chủ yếu là CO2), ổn định nhiệt độ trái đất, một số nhà khoa học đề nghị thả vôi xuống biển ở một số vùng nhiều đá vôi, hoặc có nắng quanh năm. Ý tưởng cho vôi xuống đại dương nhằm chống lại việc khí hậu trái đất nóng lên bởi khí CO2 do con người thải ra từng được Haroon Kheshgi đưa ra vào năm 1995, nay được các nhà khoa học đưa vào nghiên cứu chi tiết.
Ý tưởng đầu tiên về việc giảm lượng khí cacbon rất đơn giản. Đó là cho vôi (canxi oxit CaO) xuống đại dương, để tạo phản ứng với khí cacbonnic nhằm tạo ra canxi bicacbonat Ca(HCO3)2 kết tủa thành đá vôi. Vùng đất thuộc đồng bằng Nullarbor, Australia có vỉa đá vôi có thể tích 10.000km3, nơi nhận được năng lượng mặt trời lên đến 20 triệu Jun/m2 là hoàn toàn lý tưởng. Như vậy có thể dùng năng lượng mặt trời để nung nóng đá vôi. Hoặc cũng có thể sử dụng khí mê tan bởi vì theo tính toán thì việc nung vôi sẽ thải ra ít khí CO2 hơn khả năng vôi hấp thụ khí này dưới biển.
Minh Cường (TH)
Theo Moitruong