Logo
phone
Hotline: 02437327155
Thực trạng phát triển và hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp môi trường Việt Nam giai đoạn 2010-2015 PIII
  15/09/2016
icon-zalo

 

Hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhà nước về CNMT  đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, quan trọng của đất nước như trung tâm xử lý chất thải nguy hại cấp vùng/liên tỉnh; doanh nghiệp xử lý sự cố tràn dầu; doanh nghiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung, doanh nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt tập trung liên vùng, liên tỉnh; doanh nghiệp giám định tổn thất về tài nguyên và môi trường, doanh nghiệp thẩm định công nghệ môi trường....

 

II. Đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp CNMT giai đoạn đến năm 2025

 

1) Đánh giá chung về thực trạng phát triển của doanh nghiệp CNMT Việt Nam giai đoạn 2010-2015

 

- Hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhà nước về CNMT  đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, quan trọng của đất nước như trung tâm xử lý chất thải nguy hại cấp vùng/liên tỉnh; doanh nghiệp xử lý sự cố tràn dầu; doanh nghiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung, doanh nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt tập trung liên vùng, liên tỉnh; doanh nghiệp giám định tổn thất về tài nguyên và môi trường, doanh nghiệp thẩm định công nghệ môi trường....

 

- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp thực hiện CNMT thường ở mức vừa và nhỏ, v

ốn điều lệ ít, không có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực đòi hòi nguồn vốn lớn. Ví dụ, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chỉ có 18% doanh nghiệp DVMT có vốn đăng ký điều lệ 5 tỷ đồng, còn lại là nhỏ hơn 5 tỷ đồng.

 

- Doanh nghiệp trong nước còn bị hạn chế về khả năng tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, khoa học công nghệ tiên tiến, thông tin và khả năng tiếp cận thị trường so với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là công nghệ. Số liệu điều tra, khảo sát cho thấy, có 8,7% doanh nghiệp gặp khó khăn về công nghệ.

 

- Chất lượng cung ứng dịch vụ của một số doanh nghiệp thực hiện DVMT chưa cao, chưa đầy đủ, tư vấn chưa sát với thực tiễn là nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng DVMT. Trên thực tế, một số cơ sở sản xuất kinh doanh đã ký kết hợp đồng thuê lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án, tuy nhiên, sau khi dự án đã triển khai được 2 năm mà báo cáo đánh giá tác động môi trường vẫn chưa được bàn giao. Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất đã thuê đơn vị thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường định kỳ, nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường do quan trắc thiếu về tần suất, vị trí, thông số môi trường, trong khi đó một số thông số, vị trí lại quan trắc thừa dẫn đến lãng phí.

 

- Chưa có quy định rõ ràng về điều kiện cấp phép hành nghề cung cấp DVMT, dẫn tới doanh nghiệp được thành lập tràn lan theo kiểu “toàn dân làm DVMT”, thiếu đầu tư về mặt chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Không ít trường hợp cơ quan thẩm định, cấp phép hoạt động của doanh nghiệp chỉ dựa vào hồ sơ, không kiểm tra thực tế năng lực con người, trang thiết bị; vốn hoạt động; cơ sở vật chất kỹ thuật; trụ sở làm việc; khả năng cung ứng dịch vụ; năng lực doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động, làm cho số lượng doanh nghiệp thực hiện DVMT biến động nhiều,chất lượng cung ứng dịch vụ chưa cao trong thời gian qua.

 

- Thiếu cơ chế khuyến khích, tạo thị trường cho các doanh nghiệp thực hiện DVMT hoạt động, cụ thể: (1) Chưa có cơ chế cạnh tranh lành mạnh và công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước tham gia cung ứng DVMT; (2) chế tài xử lý vi phạm pháp luật đối với các doanh nghiệp DVMT có hành vi vi phạm; (3) chưa có các cơ chế chính sách riêng, cụ thể hỗ trợ về đất đai, hình thức và mức độ hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước; ưu đãi về tín dụng; thu hút vốn tài trợ nước ngoài; miễn giảm thuế, phí ở mức hợp lý nhất để khuyến khích, thu hút doanh nghiệp DVMT tham gia. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cung ứng DVMT còn nhiều hạn chế, năng lực cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn thấp.

 

- Chưa quy định mức phí chi trả DVMT hợp lý, một số lĩnh vực nhà nước vẫn phải hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động, tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Cho đến nay, nhiều thông số quan trắc môi trường chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, dẫn đến khó khăn cho cả cung cấp và doanh nghiệp sủ dụng dịch vụ quan trắc môi trường trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng.

 

- Công tác xã hội hoá khu vực DVMT còn hạn chế, chưa quy định cụ thể lĩnh vực dịch vụ cần hoá hội hoá, đồng thời chưa có kế hoạch và lộ trình cho việc xã hội hoá nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực cung ứng DVMT.

 

- Chưa có chính sách phát triển doanh nghiệp thực hiện DVMT tổng thể trên phạm vi cả nước, một số địa phương “thừa”, trong khi đó, nhiều địa phương lại rất thiếu doanh nghiệp cung ứng DVMT. Điều này, gây khó khăn không nhỏ cho cơ sở sản xuất tìm kiếm, lựa chọn doanh nghiệp thực hiện DVMT phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình với mức chi phí tiết kiệm, hiệu quả nhất. Điển hình là trường hợp, cơ sở sản xuất rất lúng túng trong việc lựa chọn doanh nghiệp tư vấn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải trong bối cảnh trên thị trường có rất nhiều

 

- Năng lực  sản xuất chế tạo và cung cấp thiết bị môi trường trong nhiều năm vẫn còn nhỏ lẻ, đơn chiếc và tự phát, mới chỉ thực hiện khâu lắp ráp, sản xuất ở quy mô công nghiệp gặp khó khăn, do thị trường chưa được tiêu chuẩn hóa. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành được những doanh nghiệp, những tập đoàn có thương hiệu lớn, uy tín trong nước và quốc tế. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài thường ít tin cậy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước, thường sử dụng các hệ thống thiết lập sẵn từ bản địa đến và nhà thầu trong nước chỉ thực hiện một số việc nhỏ lẻ như cung ứng vật tư phụ, lắp đặt, kiểm định, lập hồ sơ cam kết v.v.

 

2) Đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp CNMT VN giai đoạn đến năm 2025

 

Để hình thành và phát triển mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp môi trường đủ mạnh bảo đảm đến năm 2025 cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường, cung cấp các sản phẩm và thiết bị môi trường của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện nghĩa vụ pháp luật về bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững đất nước; đồng thời tăng tỉ lệ đóng góp của các doanh nghiệp dịch vụ môi trường cho nền kinh tế quốc dân, trong thời gian tới cần tập trung triển khai các giải pháp chính như sau:

 

a) Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp môi trường

 

 - Nghiên cứu, rà soát sửa đổi Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày  14  tháng  01 năm 2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực  môi trường.... và các văn bản khác có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi, chính sách khuyến khích của Nhà nước khi tham gia cung cấp các dịch vụ môi trường.

 

- Ban hành các quy định đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp sử dụng trang thiết bị hiện có tham gia cung cấp dịch vụ môi trường; Hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá cho các lĩnh vực dịch vụ môi trường tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng giữa các doanh nghiệp với các tổ chức khác tham gia cung cấp dịch vụ môi trường; các quy định về đấu thầu trong lĩnh vực dịch vụ môi trường.

 

- Ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ vay vốn, bảo lãnh tín dụng từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp khi tham gia cung cấp dịch vụ môi trường; nghiên cứu, sửa đổi quy chế hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường của các địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn vay, trong đó áp dụng cơ chế thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay; thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các tỉnh, thành phố nhằm bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp dịch vụ môi trường vay vốn tại các Ngân hàng thương mại theo quy định hiện hành.

 

- Nhà nước có chính sách ưu tiên sử dụng các thiết bị và sản phẩm bảo vệ môi trường được sản xuất trong nước. Chủ đầu tư các dự án có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước có trách nhiệm ưu tiên sử dụng thiết bị, vật tư, sản phẩm trong nước chế tạo, sản xuất được, chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế đối với sản phẩm, thiết bị vật tư không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu.

 

+ Nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí cho các cơ sở ngành công nghiệp môi trường tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, triển lãm quảng bá sản phẩm. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ ngành công nghiệp môi trường có trách nhiệm dành một phần kinh phí để hỗ trợ.

 

+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường (xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường xử lý chất thải, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải). Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới chưa sử dụng tại Việt Nam; ứng dụng công nghệ sinh học; đầu tư xây dựng cơ sở, công trình kỹ thuật phòng thí nghiệm: trạm thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, đầu tư thành lập viện nghiên cứu…

 

+ Rà soát, ban hành các quy định pháp luật về điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ môi trường; về xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ môi trường.

 

b) Nhóm giải pháp về quy hoạch, phát triển mạng lưới doanh nghiệp môi trường

 

- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành Quy hoạch Phát triển ngành công ngiệp môi trường Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030  và Nghị định của Chính phủ về Phát triển công nghiệp môi trường Việt Nam.

 

- Xây dựng quy hoạch phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020 của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở đánh giá, dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường trên địa bàn, khả năng đáp ứng dịch vụ của doanh nghiệp ngoài địa bàn.

 

c) Các giải pháp tổng hợp khác:

 

- Thực hiện các Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường như: Chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường; Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu và website cung cấp thông tin về dịch vụ môi trường; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường; Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư cung cấp dịch vụ môi trường tại các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

 

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của các doanh nghiệp dịch vụ môi trường nhằm phát hiện kịp thời các doanh nghiệp vi phạm, cung cấp dịch vụ kém chất lượng; kiên quyết đình chỉ đối với các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ môi trường mà không có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

 

- Tăng cường đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trường nâng cao năng lực lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp./.

 

(Chú thích: Các số liệu trong báo cáo từ nhiệm vụ " Đánh giá hiện trạng và xây dựngđịnh hướng ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển ngành công nghiệp môi trường giai đoạn 2016 – 2020” do Hiệp hội CNMT thực hiện trong năm 2014.)

(xem toàn bộ báo cáo tại đây)

Nguyễn Đình Hiệp- Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam

Nguồn MOIT

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt