Logo
phone
Hotline: 02437327155
Thảo luận về phát triển thị trường cacbon
  24/08/2017
icon-zalo

 

 

 

Ông Nguyễn Văn Tuệ - Cục trưởng Cục BĐKH phát biểu tại Hội thảo

 

Nhằm hướng tới cung cấp các thông tin kỹ thuật cho các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị thực hiện có các hoạt động liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ngày 22/8/2017, Cục Biến đổi khí hậu (BĐKH) phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về phát triển cơ chế mới cho thị trường cacbon thấp.

 

Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Tuệ - Cục trưởng Cục BĐKH; ông Eric Sidgwick – Giám Giám đốc Ngân hàng ADB tại Việt Nam; bà Preety Bhandari – Vụ trưởng Vụ Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững (Ngân hàng ADB); đại diện các Bộ, ngành và các chuyên gia trong lĩnh vực cacbon đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ...

 

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tuệ - Cục trưởng Cục BĐKH cho biết: Xây dựng và phát triển thị trường cacbon là một phần của các nỗ lực quốc tế và để thực hiện Thoả thuận Paris nhằm giảm mức tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển với chi phí thấp. Để có cơ sở thực hiện các hoạt động và đạt được mục tiêu Công ước khí hậu, Nghị định thư Kyoto đã đưa ra các cơ chế mềm dẻo để các nước phát triển, các nước đang phát triển có thể hợp tác nhằm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính định lượng.

 

Trong giai đoạn cam kết đầu của Nghị định thư Kyoto, từ năm 2008 đến năm 2012, thị trường cacbon hoạt động rất sôi nổi với Cơ chế tín chỉ chung (CDM). Một số cơ chế tín chỉ cacbon ngoài khuôn khổ của Nghị định thư Kyoto hay được gọi là cơ chế tín chỉ cacbon tự nguyện cũng hoạt động tương đối mạnh.

 

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2013-2020, số lượng các dự án CDM đăng ký mới trên thế giới đã giảm đi nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto chưa có hiệu lực thi hành. Các nước phát triển (các quốc gia mua tín chỉ cacbon từ CDM) chưa bị bắt buộc giảm phát thải theo quy định. Mặc dù, đã có một số cơ chế mới được xây dựng và triển khai như Cơ chế tín chỉ chung (JCM) giữa Nhật Bản và một số đối tác nhưng các hoạt động mới chỉ ở giai đoạn thí điểm và tín chỉ Các bon thu được chưa thể giao dịch trên thị trường Các bon.

 

Tại COP21, các nước đã thông qua đã quy định về một cơ chế mới, cơ chế góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hỗ trợ phát triển bền vững. Việt Nam cũng đã xác định cơ chế thị trường sẽ là một trong những phương thức giúp đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã cam kết.

 

Bà Preety Bhandari – Vụ trưởng Vụ Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, Ngân hàng ADB chia sẻ : Hội thảo lần này là cơ tốt để các đại biểu, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia hành đầu, giỏi đến từ các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… và các đại biểu tại Việt Nam được trao đổi và chia sẽ thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thực hiện các hoạt động theo các cơ chế thị trường. Mong muốn của Ngân hàng phát triển Châu Á thời gian tới sẽ tiếp tục được phối hợp, hợp tác với Chính phủ Việt Nam tìm ra các giải pháp ETS hiệu quả.

 

Huy An

 

Theo monre

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt