Logo
phone
Hotline: 02437327155
Phương pháp xử lý nước ao, hồ thành nước sinh hoạt
  05/01/2018
icon-zalo

 

Nữ tiến sĩ 33 đã thực hiện đề tài xử lý nước ao, hồ thành nước sinh hoạt. Trong khi đó một phương pháp khác do Viện Khoa học và công nghệ môi trường Thụy Sĩ thực hiện cho những vùng không nước sạch tại Việt Nam. Hiện có hơn 200 triệu người trên thế giới áp dụng cách xử lý nước này.

 

Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy là giảng viên khoa công nghệ sinh học và kỹ thuật môi trường Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Cô là một trong chín nhà khoa học trẻ vừa được Trung ương Đoàn và Bộ Khoa học - công nghệ trao giải thưởng “Quả cầu vàng 2017”. Những đề tài của Thủy đều gắn với nước như xử lý nước ao, hồ thành nước sinh hoạt, xử lý nước thải ở các cơ sở in ấn... được hội đồng bình chọn đánh giá "có tính thực tiễn cao".

 

 

 

Cô gái nhỏ nhắn sinh ra ở một xã nghèo ngoại thành Hà Nội (xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn) cho biết trên Tuổi Trẻ rằng mục tiêu của đề tài là phát triển hệ thống xử lý nước uống cho những tình huống khẩn cấp như thiên tai lũ lụt, thiếu điện.
Đề tài của Thủy là xử lý nước sử dụng màng lọc, với nguồn nước cấp là từ ao, hồ, sông và tận dụng sức lực con người để vận hành bơm tay, không sử dụng điện, không dùng tới hóa chất.
Với đề tài này, năm 2010 Nguyễn Thị Thủy đã đoạt giải thưởng President’s choice của AIT. "Tôi thực hiện đề tài này với mong muốn nghiên cứu tìm ra một hệ thống xử lý nước mạch đơn giản, hữu ích cho các vùng thiên tai. Điều kiện thời điểm đó có nhiều khó khăn nên sau khi tốt nghiệp, tôi dừng đề tài và chuyển giao. Mặc dù vậy tôi vẫn ấp ủ suy nghĩ nghiên cứu và cải thiện hệ thống, hi vọng một ngày đưa hệ thống ra ứng dụng trong thực tế" - Thủy tâm sự.


Xử lý nước thải bằng keo tụ điện


Tại lễ trao giải thưởng Quả cầu vàng 2017, Thủy cho biết cô đang tập trung cho đề tài xử lý nước thải từ các cơ sở in ấn, bao bì bằng công nghệ keo tụ điện. Nước thải mực in thường được coi là chất thải nguy hại và khi thải bỏ phải tuân theo một quy trình xử lý nghiêm ngặt bởi thành phần phức tạp, bao gồm các chất màu, dung môi hữu cơ, chất dầu mỡ, các chất phụ trợ và có thể có một lượng các kim loại nặng.


Thủy cho biết khi bắt tay vào đề tài này thì trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp khác nhau như thiêu đốt, keo tụ hóa học, hấp phụ, oxy hóa và xử lý sinh học... đã được sử dụng để xử lý nước thải mực in.
Theo các chuyên gia, công nghệ keo tụ điện hóa hiện là một phương pháp xử lý nước và nước thải rất được quan tâm. Mặc dù ứng dụng của keo tụ điện hóa là khá phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ.


Phương pháp SODIS biến nước đục ao hồ thành nước uống


Không cần đun sôi, với phương pháp xử lý vi sinh vật dưới ánh nắng mặt trời (SODIS) nguồn nước từ sông hồ, giếng khoan ở vùng nông thôn trở thành nước sạch dùng để uống. Khoahocphothong cho biết phương pháp này do Viện Khoa học và công nghệ môi trường Thụy Sĩ thực hiện cho những vùng không nước sạch. Hiện có hơn 200 triệu người trên thế giới áp dụng cách xử lý nước này. Hiệp hội Thụy Sĩ vì sự hợp tác quốc tế Việt Nam (HELVETAS) phối hợp với Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn đưa kỹ thuật này đến với người dân.


Điều kiện nào thực hiện xử lý sodis


Nếu trời nắng, không bị bóng mây che khuất, nhiệt độ buổi trưa đạt từ 310C trở lên, thì đổ nước bị ô nhiễm vi sinh vào các chai nhựa trong và phơi liên tục 6 giờ dưới ánh nắng. Nếu bầu trời có mây che phủ, không đảm bảo nắng 6 giờ liền, nhiệt độ buổi trưa không tới 310C, mưa ngắt quãng thì phải phơi nước trong hai ngày mới uống an toàn. Chỉ cần chai nhựa trong đựng nước (loại pet hoặc nhựa tổng hợp PVC). Chọn chai có dung tích dưới 2 lít (thường là chai nước suối trong loại 1,5 lít). Không dùng chai cũ, chuyển màu.


Nước như thế nào thì được?


Nước sông hồ, giếng... bị ô nhiễm vi sinh, có độ đục thấp, không chứa các tạp chất, không chứa các thành phần hóa học vượt mức cho phép. Độ đục nước vô chai cần đảm bảo không quá 30 NTU (nhận biết bằng cách để dòng chữ cỡ vừa đáy chai, cho đầy nước và nhìn từ miệng chai, nếu thấy chữ rõ thì đục dưới 30 NTU). Nếu vượt 30 NTU thì xử lý bằng cách cho nước vào thùng chứa lắng cặn, rồi lấy nước trong; hoặc lắng cặn bẩn bằng phèn chua.


Quy trình thực hiện


Thời tiết và chất lượng nước phù hợp thì tiến hành xử lý. Cho nước vào đầy chai hết bọt khí, đậy nắp lại. Đem chai ra phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều, đặt chai nằm ngang hoặc theo phương hướng về ánh nắng. Không để bóng râm che khuất. Nên đặt chai trên tấm tôn hoặc mâm nhôm. Bình quân mỗi người uống 2 lít nước/ngày, mỗi nhà cần chuẩn bị chai phơi để có uống liên tục. Chị Trần Thu Hương, người thực hiện dự án này cho biết, xử lý nước bằng kỹ thuật SODIS đơn giản là lấy nước trong cho vô chai rồi phơi nắng liên tục. Nguyên lý của SODIS là sử dụng hai thành phần của ánh nắng mặt trời để xử lý nước đó là: bức xạ tia tử ngoại UV (diệt vi sinh vật) và tia hồng ngoại làm nước nóng lên, tiêu diệt vi sinh vật. Nước qua xử lý SODIS không triệt trùng hoàn toàn nhưng loại được các vi sinh vật thường gây bệnh, chủ yếu là vi sinh vật gây tiêu chảy. Kỹ thuật này đang được người dân An Giang, Đồng Tháp thực hiện tốt, tiết kiệm nhiều thời gian. Để có lượng nước uống hàng ngày, đảm bảo được các yêu cầu an toàn, người dân phải tuân thủ các yêu cầu cần thiết.

 

Theo MTX

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt