Logo
phone
Hotline: 02437327155
Phát triển ngành công nghiệp môi trường: Cần những cú hích
  04/01/2016
icon-zalo

 

Một trong những yêu cầu chiến lược, có vai trò then chốt đảm bảo phát triển kinh tế hài hòa với các vấn đề môi trường là phải tạo dựng ngành công nghiệp môi trường (CNMT) phát triển song song với các ngành công nghiệp khác.

 

Tiềm năng lớn

Ngành CNMT ở Việt Nam tuy chưa chính thức hình thành nhưng đã và đang có những đóng góp tích cực không chỉ cho bảo vệ môi trường mà còn hứa hẹn như một ngành kinh tế với nhiều tiềm năng phát triển.

 

Với xuất phát điểm là các công ty vệ sinh (Công ty Môi trường đô thị - URENCO), đây là hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước, có từ rất sớm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công chuyên thu gom, vận chuyển xử lý chất thải và vệ sinh đô thị. Đến nay, hệ thống các công ty môi trường đô thị đã phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước.

 

Theo kết quả điều tra khảo sát đánh giá về nhu cầu và năng lực phát triển ngành công nghiệp môi trường tại 20 tỉnh, thành trên cả nước của Bộ Công Thương, kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy thị trường cho ngành CNMT ở Việt Nam có tiềm năng tương đối lớn. Lượng chất thải rắn phát thải hiện nay khoảng 30 triệu tấn và mức tăng trưởng hàng năm khoảng 7%.

 

Đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tiềm năng tái chế chất thải rắn công nghiệp rất cao, ở nhiều ngành tỷ lệ chất thải có khả năng tái chế đạt hơn 80%. Mỗi năm, sẽ tiết kiệm được 54 tỷ đồng nếu mỗi cơ sở sản xuất của 6 ngành công nghiệp tái chế 50% lượng chất thải của cơ sở mình. Những tiềm năng khác về các lĩnh vực khác như: phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chuyển giao công nghệ; sản xuất thiết bị, vật tư, nguyên liệu và sản phẩm thân thiện môi trường cũng rất lớn

 

Những bước đi chắc chắn

Định hướng phát triển ngành CNMT ở nước ta phải đảm bảo đạt được mục tiêu tổng quát là phát triển ngành CNMT thành một ngành có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải tạo chất lượng môi trường.

 

Để đảm bảo phát triển ngành CNMT ổn định và chắc chắn, các hoạt động của ngành CNMT cần bám sát những mục tiêu đã đề ra trong “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Trong đó, định hướng phát triển ngành CNMT ở Việt Nam phải đảm bảo đạt được mục tiêu tổng quát là phát triển ngành CNMT thành một ngành có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải tạo chất lượng môi trường.

 

Ngành CNMT cần thực hiện từng bước đi chắc chắn để trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Ảnh: Hoàng Minh

 

Trong đó, tầm nhìn đến năm 2025, sẽ phát triển ngành CNMT thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong cơ cấu phát triển ngành công nghiệp Việt Nam; phát triển các doanh nghiệp CNMT, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao về môi trường có khả năng giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên.

 

Các hoạt động nhằm phát triển ngành CNMT tại Việt Nam cần cân đối và hài hòa giữa ba lĩnh vực chính: Dịch vụ môi trường; phát triển công nghệ và sản xuất thiết bị; phát triển và phục hồi tài nguyên thiên nhiên.

 

Như vậy, sự phát triển ngành CNMT cần được thực hiện từng bước chắc chắn để ngành này trở thành một ngành kinh tế quan trọng với các sản phẩm đặc thù của ngành. Trong quá trình phát triển, cần đặc biệt đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm: từ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chế tạo thiết bị đến cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng tài nguyên.

Thiên Trường

Theo baotainguyenmoitruong

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt