Logo
phone
Hotline: 02437327155
Nước ảo và vấn đề an ninh nguồn nước
  15/11/2017
icon-zalo

 

Trong bối cảnh lượng nước sạch ngày càng thiếu hụt trên trái đất và ngay cả ở Việt Nam, khái niệm nước ảo là một bản cáo trạng dành cho lối sống tiêu thụ, cảnh báo nền văn minh vật chất của nhân loại. Sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng cần phải được tính toán kỹ nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước của Việt Nam.

 

Nước ảo (Virtual water) là lượng nước “thật” cần để sản xuất ra lương thực thực phẩm và hàng hóa khác. Vì vậy “nước ảo” còn được gọi là “lượng nước gắn vào, bao gói vào (embedded) sản phẩm.

 


 

Mặc dù ba phần tư bề mặt Địa cầu được nước “thật” che phủ, nhưng nước sạch uống được thì rất ít. Dù rằng trình độ khoa học công nghệ hiện nay có thể chế tác nước uống từ nước biển hay thậm chí từ nước cống, nhưng điều này lại đòi hỏi tiêu phí năng lượng và các nguồn tài nguyên khác.


Gíáo sư John Anthony Allan làm rõ việc nhập khẩu “nước ảo”, thông qua lương thực và hàng hóa như là một nguồn nước thay thế để giảm bớt sức ép trên các tài nguyên nước quá hạn chế ở Trung Đông cũng như ở các vùng khan hiếm nước khác.


Trên thế giới những nước xuất khẩu nước ảo nhiều nhất là Mỹ, Canada, Thailand, Ấn độ, Việt Nam, Pháp và Braxin. Những nước nhập khẩu nước ảo nhiều nhất là Sri Lanka, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ai Cập, Đức và Italy.


Bàn về sự tiêu dùng nước, bên cạnh khái niệm “Nước ảo” không thể không nhắc tới “Dấu chân nước” (Water footprint). Nếu như “nước ảo” đề cập tới sự tiêu tốn nước của mỗi đơn vị hàng hóa được sản xuất thì “Dấu chân nước” lại được xét đến ở khía cạnh người tiêu thụ.


Sự thiếu hụt nguồn nước ở nhiều nơi tất nhiên dẫn đến cái nghèo của một số đông – nhóm người được gọi là nghèo đói do môi trường (Environmental Poverty) đang ngày càng không ngừng tăng lên trên cả bình diện quốc gia lẫn quốc tế.


Việc sở hữu những tài sản lớn và tiêu dùng lãng phí, cộng với một số dân không ngừng tăng khiến cho sự khan hiếm tài nguyên nước trở thành mối đe dọa chính của nền văn minh loài người.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng trong 30 năm tới dân số thế giới có thể đạt đến 8 tỷ, sẽ làm tăng nhu cầu nước lên 650% khiến cho 26 quốc gia với 250 triệu dân sẽ lâm vào tình cảnh thiếu nước căng thẳng. Người ta tính rằng cứ sau 21 năm, nhu cầu sử dụng nước lại tăng gấp đôi.


Tình trạng thiếu nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, Do thiên nhiên và cả chính con người gây ra. Có những nghiên cứu cho rằng khí hậu ấm dần lên nhưng lưu lượng nước nhiều con sông ở cả châu Phi và châu Ấ đều có thể giảm đi từ 10-15%. Hơn nữa nước băng tan không bổ sung cho nguồn nước ngọt mà thường chảy ra biển thành nước mặn.


Tới năm 2010, tình trạng hạn hán và ô nhiễm môi trường có nguy cơ gây thiếu nước sạch tại 70 nước trên thế giới. Còn theo viện nước quốc tế, nông nghiệp thế giới sử dụng tới 70% lượng nước khai thác, mà 60% trong số này đang bị sử dụng không hề hiệu quả.


Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác dẫn đến cạn kiệt nguồn nước trên thế giới, trong đó có việc rò rỉ, thất thoát nước qua hệ thống đường ống cung nước và chứa nước. theo một số nghiên cứu đáng tin cậy, con số thất thoát này lên tới 60%.


Thay thế các loại cây trồng tốn nước bằng các giống cây trồng đòi hỏi ít nước hơn (ví dụ giảm bớt lúa nước, thay bằng cây màu, cây ăn trái, cao su hay hồ tiêu ở những vùng thổ nhưỡng phù hợp); sử dụng các loại công nghệ tiên tiến tiết kiệm nước và xử lý tái sử dụng nước thải, hạn chế tối đa xả nước thải chưa xử lý ra môi trường; thay thế xuất khẩu nước ảo sang nhập khẩu nước ảo, tăng cường các công trình lưu giữ nước trên đất liền (tham khảo mô hình Nhật Bản: hạn chế tối đa lượng nước chảy ra biển)…


Xem chi tiết Nghiên cứu Tại đây

 

Theo moitruong

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt