Logo
phone
Hotline: 02437327155
Nếu không giảm lượng phát thải khí nhà kính thì ảnh hưởng sẽ rất khó lường
  23/09/2015
icon-zalo

 

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu và là quốc gia có tổng lượng phát thải khí nhà kính (CO2) đứng thứ 31 trên thế giới.  

 

Tại Chương trình cuối cùng để cứu khí hậu Trái Đất, đàm phán khí hậu tại COP 21 và tiếng nói từ Việt Nam, do Cơ quan Phát triển Pháp, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và tổ chức Oxfam tổ chức, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cung cấp thông tin: “Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu và là quốc gia có tổng lượng phát thải khí nhà kính (CO2) đứng thứ 31 trên thế giới. Cho đến nay, việc gia tăng lượng phát thải cùng với các diễn biến bất thường của khí hậu đã gây ra những thách thức lớn cho người nghèo, nhất là đại bộ phận dân cư, gồm 17 triệu dân tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.”

 

Theo Báo cáo tổng hợp đánh giá về thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu trong 7 năm qua do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) công bố thì lượng khí CO2 trên thế hiện đang ở mức cao nhất trong ít nhất 800.000 năm qua. Một số hậu quả đã được quan sát rõ rệt, như nước biển dâng cao, nước các đại dương ấm hơn và có nồng độ axít cao hơn trước, đồng thời tình trạng tản chảy của các sông băng vĩnh cửu và Bắc Băng Dương. Vì vậy, IPCC đề xuất: Biện pháp cấp bách để giảm nhẹ tác động của tình trạng là hạ mức khí thải khí nhà kính, tốt nhất nếu giảm xuống 0% được ngay trong thế kỷ này.

 

Sự tăng nhanh về phát thải KNK đã góp phần không nhỏ đến việc làm trầm trọng hơn thời tiết cực đoan của Việt Nam.

 

Mặc dù chưa có nghĩa vụ phải cắt giảm phát thải khí nhà kính nhưng lượng khí nhà kính của Việt Nam cũng đang liên tục tăng, từ mức trên 21 triệu tấn CO2 trong năm 1990 lên 150 triệu tấn năm 2000. Dự tính lượng CO2 này sẽ tăng lên 300 triệu tấn vào năm 2020. Trong đó lĩnh vực năng lượng phát thải khí nhà kính nhiều nhất với 141.171 triệu tấn chiếm 53.1% tổng phát thải, tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp với 88.355 triệu tấn chiếm 33.2% tổng phát thải… Sự tăng nhanh về phát thải KNK đã góp phần không nhỏ đến việc làm trầm trọng hơn thời tiết cực đoan của Việt Nam. Thống kê cho thấy, trong vòng 10 năm trở lại đây, các loại thiên tai như: Bão, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất, úng, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm chết và mất tích hơn 9.000 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Ðiều đáng lo ngại, những biến động bất thường của thời tiết, khí hậu đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp do bị thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, cũng như tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng...

 

Theo ông Phạm Văn Tấn, với diễn biến gia tăng lượng phát thải và các diễn biến bất thường của khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng 2-4 độ C, nước biển dâng 100cm. Nguy cơ này có thể sẽ gây ngập 40% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long và ảnh hưởng trực tiếp đến 20 triệu dân của Việt Nam.

 

Ông Remi Renevey, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Phát triển Pháp cũng nhận định, Việt Nam không phải là đảo nằm giữa biển, nhưng là nước chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó một phần là do sự gia tăng phát thải khí nhà kính gây ra.

 

Ông Remi Renevey nhấn mạnh, với diễn biến khí hậu như hiện nay, nếu Việt Nam và các nước trên thế giới không giảm lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất, thì mức độ ảnh hưởng sẽ rất khó lường.

 

Ông Phạm Văn Tấn cung cấp thêm, cuộc đàm phán khí hậu COP 21 sẽ diễn ra tại Paris (Pháp) vào cuối tháng 11 tới, thông qua thoả thuận 2015, Việt Nam sẽ đưa ra các đóng góp dự kiến do quốc gia tự xác định để các nước cùng tìm giải pháp khống chế mức tăng nhiệt độ ở mức 2°C giai đoạn 2020, đặc biệt là các nước phát triển phải cam kết giảm phát thải nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình của toàn cầu.

 

“Cũng thông qua cuộc đàm phán khí hậu COP 21, chúng tôi muốn cho các nước biết Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương như thế nào và cố gắng của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ra sao, để quốc tế hiểu về Việt Nam, từ đó cùng Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai,” ông Tấn nói.

 

Theo Báo TN&MT

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt