Logo
phone
Hotline: 02437327155
Nâng cao năng lực cho các tổ chức hoạt động trong ngành công nghiệp môi trường (P4)
  02/05/2016
icon-zalo

 

Đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp DVMT tại Việt Nam

 

Để hình thành và phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đủ mạnh bảo đảm đến năm 2020 cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện nghĩa vụ pháp luật về bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững đất nước; đồng thời tăng tỉ lệ đóng góp của các doanh nghiệp dịch vụ môi trường cho nền kinh tế quốc dân, trong thời gian tới cần tập trung triển khai các giải pháp chính như sau:

 

Một là, nhóm giải pháp về quy hoạch, phát triển mạng lưới doanh nghiệp môi trường: Xây dựng quy hoạch phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020 của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;  Nghiên cứu, xây dựng Đề án khuyến khích các doanh nghiệp, nhà máy xi măng đang hoạt động tham gia đồng xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam nhằm xử lý có hiệu quả chất thải phát sinh của từng vùng; Xây dựng và nhân rộng mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung từ các đô thị, khu dân cư; Hỗ trợ xây dựng năng lực cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu từ các doanh nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí nhằm sử dụng tối đa trang thiết bị hiện có.

 

Hai là, nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường: Nghiên cứu, rà soát sửa đổi Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày  14  tháng  01 năm 2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và các văn bản khác có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi, chính sách khuyến khích của Nhà nước khi tham gia cung cấp các dịch vụ môi trường;  Ban hành các quy định đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp sử dụng trang thiết bị hiện có tham gia cung cấp dịch vụ môi trường; Hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá cho các lĩnh vực dịch vụ môi trường;  Ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ vay vốn, bảo lãnh tín dụng từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp khi tham gia cung cấp dịch vụ môi trường; nghiên cứu, sửa đổi quy chế hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường của các địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường;  

 

Ba là, thực hiện các Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường như: Chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường; Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu và website cung cấp thông tin về dịch vụ môi trường; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường; Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư cung cấp dịch vụ môi trường tại các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

 

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của các doanh nghiệp dịch vụ môi trường nhằm phát hiện kịp thời các doanh nghiệp vi phạm, cung cấp dịch vụ kém chất lượng; kiên quyết đình chỉ đối với các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ môi trường mà không có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

 

Năm là, đăng tải thông tin công khai các doanh nghiệp dịch vụ môi trường có chất lượng dịch vụ tốt cũng như các doanh nghiệp mà chất lượng dịch vụ chưa bảo đảm.

 

Cuối cùng, tăng cường đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trường nâng cao năng lực lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp.

 

Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp DVMT

 

- Hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhà nước về DVMT đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, quan trọng của đất nước 

- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp thực hiện DVMT thường ở mức vừa và nhỏ, vốn điều lệ ít, không có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực đòi hòi nguồn vốn lớn;

- Doanh nghiệp trong nước còn bị hạn chế về khả năng tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, khoa học công nghệ tiên tiến, thông tin và khả năng tiếp cận thị trường so với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là công nghệ. Số liệu điều tra, khảo sát cho thấy, có 8,7% doanh nghiệp gặp khó khăn về công nghệ.

- Chất lượng cung ứng dịch vụ của một số doanh nghiệp thực hiện DVMT chưa cao, chưa đầy đủ, tư vấn chưa sát với thực tiễn;

- Chưa có quy định rõ ràng về điều kiện cấp phép hành nghề cung cấp DVMT;

- Thiếu cơ chế khuyến khích, tạo thị trường cho các doanh nghiệp thực hiện DVMT hoạt động;  

- Chưa quy định mức phí chi trả DVMT hợp lý, một số lĩnh vực nhà nước vẫn phải hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động, tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

- Công tác xã hội hoá khu vực DVMT còn hạn chế, chưa quy định cụ thể lĩnh vực dịch vụ cần hoá hội hoá;

- Chưa có chính sách phát triển doanh nghiệp thực hiện DVMT tổng thể trên phạm vi cả nước

(xem toàn bộ tài liệu tại đây)

Nguyễn Gia Đễ

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt