Hiện nay, đã có nhiều loại hình được các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư phát triển vào lĩnh vực môi trường từ nhiều nguồn vốn, bước đầu hình thành hệ thống doanh nghiệp DVMT ngoài công ích. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của mạng lưới doanh nghiệp DVMT ở nước ta hiện nay còn khá non trẻ, chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, còn yếu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Năng lực cung ứng dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn thấp, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này chưa hoàn thiện, thị trường DVMT mới manh nha, phân tán.
Hệ thống chính sách pháp luật về phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường tại Việt Nam
Nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và DVMT nói riêng. Chủ yếu các cơ chế chính sách về phát triển DVMT thường được lồng ghép trong một số các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài chính, khuyến khích hỗ trợ đầu tư,… Các cơ chế chính sách này đã bước đầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện DVMT hình thành và phát triển như hiện nay, trong đó có thể kể đến một số chính sách hỗ trợ như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển DVMT đến năm 2020.
Thực trạng phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường tại Việt Nam
Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất về dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, quy định tại Điều 116 của Luật Bảo vệ môi trường và Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, dịch vụ môi trường có thể hiểu một cách chung nhất là hoạt động cung cấp các dịch vụ về bảo vệ môi trường như: dịch vụ tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; dịch vụ quan trắc, phân tích môi trường; dịch vụ giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường; dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, cam kết bảo vệ môi trường; dịch vụ thiết kế, chế tạo, xây dựng hệ thống xử lý chất thải; dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; dịch vụ khắc phục và cải tạo môi trường; dịch vụ phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường; dịch vụ kiểm toán môi trường. Trong khuôn khổ nhiệm vụ đã thực hiện chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường của 09 loại hình dịch vụ trên.
Số lượng doanh nghiệp DVMT: Theo kết quả điều tra khảo sát của Tổng cục môi trường, đến thời điểm cuối năm 2012, tại 53 tỉnh/ thành phố trên cả nước có 3.982 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực DVMT. Tổng số doanh nghiệp mới trong giai đoạn 2006-2012 là 3.581 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2006-2009 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về số lượng các doanh ngiệp DVMT lên toqwis 2.321 doang nghiệp. Đến năm 2010 số lượng doanh nghjieepj thành lập mới có xu hướng giảm so với các năm trước, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp được thành lập mới vấn tương đối caotheer hiện nhu cầu DVMT lớn.
Thành phần doanh nghiệp DVMT: Trước đây, DVMT được coi là dịch vụ công, đa phần là các doanh nghiệp nhà nước, được nhà nước hỗ trợ phần lớn kinh phí hoạt động, thậm chí đặt hàng thực hiện dịch vụ. Hiện nay, lĩnh vực này đã bước đầu được mở rộng với nhiều thành phần doanh nghiệp tham gia như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp cổ phần,... Theo số liệu điều tra, khảo sát tại 493 doanh nghiệp đại điện cho các địa phương trên phạm vi cả nước, cho thấy, thành phần doanh nghiệp nhà nước chiếm 8,7%, 25% Công ty Cổ phần, 2,8% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các thành phần khác, còn 63,5% là doanh nghiệp tư nhân.
Phân bố doanh nghiệp theo khu vực địa lý: Hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ môi trường của Việt Nam đã có mặt trên hầu hết các lĩnh vực dịch vụ môi trường trong 9 lĩnh vực dịch vụ môi trường nghiên cứu. Tuy nhiên, sự phân bố của các doanh nghiệp DVMT không đều, phần lớn các doanh nghiệp DVMT tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực đồng bằng, nơi có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh, phát sinh nhiều chất thải và nhận thức của cơ sở sản xuất về bảo vệ môi trường cao, chỉ tính riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 2.308 doanh nghiệp thực hiện DVMT, chiếm gần 58% tổng số doanh nghiệp điều tra. Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ môi trường ở các tỉnh, thành phố này cũng rất rộng, vượt ra khỏi phạm vi của một tỉnh, thành phố. Đặc biệt, là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động rộng khắp cả nước, không phụ thuộc vào vị trí phân bố.
Cơ cấu doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động: Bên cạnh một số lĩnh vực dịch vụ môi trường đã hoạt động từ lâu đời như dịch vụ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường thì đa số các lĩnh vực dịch vụ còn lại ở Việt Nam còn tương đối mới mẻ, các doanh nghiệp chủ yếu được thành lập chưa lâu với lĩnh vực đăng ký kinh doanh thường bao gồm nhiều loại hình dịch vụ môi trường. Trong các doanh nghiệp DVMT được điều tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký hoạt động từ 2 loại hình dịch vụ môi trường trở lên, chưa có doanh nghiệp nào có khả năng cung cấp tất cả 09 loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp có khả năng cung cấp từ 5 dịch vụ trở lên chiếm tỉ lệ nhỏ, tập trung tại các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng…
Quy mô doanh nghiệp DVMT: Các doanh nghiệp môi trường nói chung và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường nói riêng phần lớn được xếp vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, ít doanh nghiệp lớn. Theo số liệu điều tra, khảo sát tại 493 doanh nghiệp cho thấy, vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trung bình là 35.856.404.908/1 đơn vị. Hiện nay các Công ty môi trường đô thị hoạt động lâu năm nhất và cũng có quy mô trung bình lớn nhất. Trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp, một số công ty có quy mô khá lớn như SEEN, Công ty Môi trường Á Đông, Công ty môi trường ECO; một số công ty nước ngoài chuyên thực hiện các dự án ODA chính phủ trong lĩnh vực này như EBARA (Nhật Bản), xử lý các loại nước thải công nghiệp như Glơwtech (Singapore), xử lý và chế biến rác CSW (Hoa Kỳ). (Còn tiếp)