Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định có tổng lượng rác thải sinh hoạt khoảng 880 tấn/ngày. Theo số liệu dự báo đến năm 2020 tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 1.750 tấn/ngày; trong đó chất thải rắn sinh hoạt khoảng 1.130 tấn/ngày (Thành phố Nam Định khoảng 622 tấn/ngày; khu vực các huyện là 1128 tấn/ngày).
Dự báo đến năm 2025 khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 2.710 tấn/ngày (trong đó thành phố Nam Định khoảng 1.149 tấn/ngày; khu vực các huyện là 1.561 tấn/ngày). Dự báo đến năm 2030 khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 3.690 tấn/ngày (trong đó thành phố Nam Định khoảng 1.434 tấn/ngày; khu vực các huyện là 2.256 tấn/ ngày). Việc quản lý và xử lý chất thải rắn còn nhiều hạn chế, chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, chỉ một phần nhỏ là đốt và sản xuất phân compost.
Trước thực trạng rác thải, nhiều công nghệ mới xử lý rác thải đang được tỉnh nghiên cứu, trong đó có công nghệ điện rác WTE. WTE chuyển hóa các chất thải mà không phân biệt các loại chất thải rắn công nghiệp hay sinh hoạt. Đối với WTE, chính những chất thải vô cơ lại là tác nhân để chuyển hóa chất thải rắn, tức là sử dụng nhiệt hóa, chứ không đốt, để bẻ gãy các mạch hidrocacbon, chuyển hóa chất thải rắn từ thể rắn sang thể khí và tạo ra khí đốt tổng hợp syngas và phần còn lại là than cacbon.
Trên dây chuyền tách biệt riêng ra thành 2 dòng vật chất, dòng vật chất thứ nhất là hữu cơ mô mềm và nước, là những tác nhân phân hủy sinh học rất nhanh gây ra ruồi, muỗi, mùi, nước rỉ rác. Dòng vật chất này được chuyển xuống hầm biogas để sản xuất khí đốt; Dòng vật chất thứ hai là xơ bã rác, được trộn với đất, cát, đá, sắt, nilon… đưa vào nhiệt hóa để sinh ra khí tổng hơp syngas. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là phát điện, không còn phần trăm nào để chôn lấp.
Nguồn monre