Logo
phone
Hotline: 02437327155
Một số tổ chức hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam
  10/05/2016
icon-zalo

 

Hoạt động bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Nhà nước bằng nhiều nỗ lực, đã trực tiếp đầu tư hoặc hỗ trợ cho các tổ chức trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

 

Dưới đây xin giới thiệu một số tổ chức tiêu biểu:

 

1. Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh

 

Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF)được thành lập năm 2007 tại Việt Nam từ một sáng kiến hỗ trợ xúc tiến đổi mới công nghệ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO).

 

Mục đích của GCTF là thúc đẩy hoạt động đầu tư trung và dài hạn vào công nghệ sạch hơn ứng dụng trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

 

Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thường gặp khó khăn về vốn và không đủ tài sản thế chấp để tiếp cận được với nguồn cho vay tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Khó khăn này đã làm giảm động lực đổi mới công nghệ để tăng cường hiệu quả sản xuất và giảm tác động môi trường.GCTF là một giải pháp hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam mạnh dạn hơn trong quá trình đầu tư lắp đặt công nghệ mới để thay thế công nghệ lạc hậu hiện tại.

 

Tầm nhìn: Trở thành cầu nối hiệu quả để ngày càng nhiều doanh nghiệp tiếp cận được công nghệ “xanh”.

 

Sứ mệnh: Đồng hành cùng DN nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống, mang lại lợi ích cho cộng đồng.

 

2. Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam

 

Quỹ bảo vệ môi trường Việt Namđang và sẽ thực hiện để góp phần thiết thực vì một Việt - Nam - Xanh với phương châm 3 tốt:

 

- Huy động tốt mọi nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường;

- Sử dụng tốt nguồn vốn do Quỹ quản lý;

- Phát triển tốt để xây dựng Quỹ thành một tổ chức tài chính nhà nước vững mạnh.

 

Tất cả cho bảo vệ môi trường, tôn trọng pháp luật để đất nước phát triển bền vững.Mỗi người hãy xứng đáng là người công dân-vì-sự nghiệp-phát triển-bền vững.

 

Chức năng:Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.

 

Nhiệm vụ: 

 

          1. Tiếp nhận các nguồn vốn theo quy định để tạo nguồn vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

 

          2. Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ, nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn, dưới các hình thức sau:

 

a) Cho vay với lãi suất ưu đãi;

 

b) Hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn cho các dự án môi trường vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

 

c) Tài trợ kinh phí cho việc xây dựng, triển khai các dự án huy động nguồn vốn của Quỹ, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố, thảm họa môi trường gây ra; cho các chương trình, kế hoạch, dự án theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cho việc tổ chức các giải thưởng môi trường, các hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

 

          3. Đồng tài trợ, cho vay vốn các dự án môi trường phù hợp với tiêu chí, chức năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEP), các quỹ môi trường nước ngoài, các quỹ môi trường ngành, địa phương phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

 

          4. Tổ chức thẩm định, phê duyệt mức, thời gian và hình thức hỗ trợ tài chính cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

 

          5. Sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn để mua trái phiếu chính phủ theo quy định của pháp luật.

 

          6. Tổ chức đăng ký, theo dõi và quản lý các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (sau đây gọi là CERs; 1 CER được xác định bằng một tấn khí CO2 tương đương); tổ chức đăng ký nhận, phân chia và bán CERs với các chủ sở hữu CERs hoặc đầu mối tiếp nhận CERs; thu lệ phí bán CERs để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, chi hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về cơ chế phát triển sạch (sau đây gọi là CDM); lập, xây dựng, thẩm định, phê duyệt tài liệu dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (sau đây gọi là dự án CDM); quản lý và giám sát thực hiện dự án CDM và các mục đích khác liên quan đến CDM theo quy định của pháp luật; thực hiện trợ giá cho các sản phẩm của dự án CDM theo quy định của pháp luật.

 

          7. Nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.

 

          8. Tham gia điều phối, quản lý tài chính các chương trình, dự án bảo vệ môi trường trọng điểm theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và quyết định của cấp có thẩm quyền.

 

          9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công.

 

3. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia

 

Chức năng: Cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ. Vốn Điều lệ của Quỹ: 1.000 tỷ VNĐ. Quỹ được cấp vốn bổ sung hàng năm từ ngân sách nhà nước để đạt tổng mức vốn điều lệ của Quỹ.

 

Nhiệm vụ:

 

1. Tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước, huy động các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

 

2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hằng năm của Quỹ, ban hành các quy định cụ thể phục vụ cho hoạt động của Quỹ.

 

3. Tổ chức xét chọn nhiệm vụ, dự án khoa học và công nghệ đề nghị Quỹ tài trợ, cho vay. Xây dựng quy định về hỗ trợ tài chính và quyết định mức hỗ trợ tài chính một cách minh bạch, kiểm tra quản lý quá trình triển khai thực hiện và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, dự án khoa học và công nghệ được Quỹ hỗ trợ tài chính.

 

4. Đình chỉ việc tài trợ, cho vay hoặc thu hồi kinh phí đã tài trợ, cho vay khi phát hiện tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ, dự án khoa học và công nghệ vi phạm các quy định về sử dụng vốn của Quỹ; Giải quyết khiếu nại; khởi kiện đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vi phạm hợp đồng và cam kết với Quỹ theo quy định của pháp luật.

 

5. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước giao và các nguồn lực khác theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật.

 

6. Quản lý tổ chức và cán bộ của Quỹ theo quy định của pháp luật.

 

7. Hợp tác với tổ chức và cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Quỹ.

 

8. Được sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ nhưng phải đảm bảo an toàn.

 

Quỹ là đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng thời là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và ngoài nước.Quỹ có trụ sở tại thành phố Hà Nội. 

 

4.Ngân hàng Phát triển Việt Nam

 

Ngày 03/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1515/QĐ-TTg ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

 

Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

 

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

 

Nhà nước là chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.Chính phủ thống nhất quản lý thực hiện quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

 

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính.

 

Bộ Tài chính thực hiện một số quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Điều lệ.

 

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo phân cấp quy định tại điều lệ này.


Người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là Tổng giám đốc.

 

Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 30.000 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

 

Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:

 

1. Hoạt động huy động vốn;

 

2. Hoạt động tín dụng;

 

3. Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác;

 

4. Tham gia thị trường liên ngân hàng; tổ chức thanh toán nội bộ; cung cấp các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng; thực hiện hoạt động ngoại hối; tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

 

5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

 

Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết trong và ngoài nước để quản lý, khai thác, bán tài sản để thu hồi nợ sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.


Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ chuyên trách.

 

VEIA

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt