Logo
phone
Hotline: 02437327155
Kết quả nghiên cứu, phát triển thiết bị môi trường tại Viện Nghiên cứu Cơ khí
  27/09/2016
icon-zalo

 

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, đặt ra những yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng cao. Một trong những định hướng hoạt động KHCN ngành Công Thương giai đoạn 2011 – 2015 trong lĩnh vực công nghiệp môi trường là nghiên cứu công nghệ, chế tạo thiết bị, chuyển giao và ứng dụng nhanh, có hiệu quả các công nghệ xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn.

 

Viện Nghiên cứu Cơ khí là đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, là cơ quan nghiên cứu triển khai về KHCN trong lĩnh vực Cơ khí – Tự động hóa cho các ngành nghề kinh tế. Với định hướng “nghiên cứu gắn liền với nhu cầu thực tiễn sản xuất, tạo sản phẩm thay thế nhập ngoại”, Viện Nghiên cứu Cơ khí luôn gắn mục tiêu nhiệm vụ KHCN với mục tiêu các chương trình kinh tế xã hội của Nhà nước, của ngành Công Thương trong đó có đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường. Cụ thể, thông qua thực hiện các dự án, đề tài KHCN cấp nhà nước, cấp bộ cũng như bằng nguồn lực từ các hợp đồng kinh tế, Viện đã và đang tập trung nghiên cứu, phát triển một số hướng công nghệ và thiết bị môi trường.

 

Trong giai đoạn 2011 – 2015 Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tập trung vào công nghệ và thiết bị lọc bụi, công nghệ và thiết bị xử lý chất thải hữu cơ thành nhiên liệu, công nghệ và thiết bị hút bùn sông hồ thông qua  03 đề tài, dự án khoa học công nghệ sau:

 

-       Dự án sản xuất thử nghiệm: ‘‘Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo, chế tạo thử nghiệm lọc bụi tĩnh điện công suất 1.000.000 Nm3/h” ;

 

-       Đề tài: ‘‘Nghiên cứu thiết kế, chế tạo tổ hợp thiết bị tái chế chất thải nguồn gốc hữu cơ thành nhiên liệu’’;

 

-       Đề tài : “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo bơm hút bùn khí nén dùng cho nạo vét sông, hồ thoát nước đô thị”.

Các đề tài, dự án nêu trên được thực hiện với các nội dung chính sau:

 

-       Xây dựng bộ hồ sơ thiết kế, bao gồm: phương pháp tính toán, các quy trình đánh giá, thử nghiệm, nghiệm thu chất lượng sản phẩm chế tạo, tài liệu hướng dẫn lắp đặt, vận hành, chạy thử nghiệm thu thiết bị;

 

-       Nghiên cứu công nghệ chế tạo một số bộ phận thiết bị đặc thù, đòi hỏi công nghệ cao nhằm thay thế nhập ngoại ;

 

-     Ứng dụng sản phẩm trực tiếp vào dự án thực tế, từng bước tạo thị trường cho công tác thiết kế chế tạo trong nước.

Trong giai đoạn 2016 – 2020 Viện tập trung nghiên cứu, đề xuất công nghệ và thiết bị xử lý nước thải,công nghệ và thiết bị xử lý khí lưu huỳnh cho các nhà máy nhiệt điện than.

Qua quá trình thực hiện các đề tài, dự án về thiết bị môi trường giai đoạn 2011-2015, trên cơ sở một số kết quả đạt được trong công tác cung cấp sản phẩm cho các dự án thực tế thông qua hợp đồng kinh tế, có thể rút ra một số kết luận như sau :

- Việc thực hiện đề tài KHCN, dự án SXTN với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Công Thương từ chương trình KHCN cấp nhà nước đã mang lại hiệu quả: Viện Nghiên cứu Cơ khí đã chế tạo được thiết bị lọc tĩnh điện ứng dụng vào thực tế cho dự án nhiệt điện Thái Bình 1” thông qua hợp đồng kinh tế; chế tạo được thiết bị nhiệt phân công nghệ nhiệt độ thấp cho xử lý, tái chế chất thải có nguồn gốc hữu cơ thành nhiên liệu đốt; chế tạo được thiết bị hút bùn và đã ứng dụng cho nạo vét sông hồ tại Hà Nội.  

- Với sự hỗ trợ của NSNN, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tăng cường được năng lực chế tạo một số bộ phận trọng yếu của lọc bụi tĩnh điện đòi hỏi công nghệ cao như: điện cực lắng, điện cực phóng, giàn búa gõ rũ bụi. Sản phẩm đạt chất lượng tương đương châu Âu, G7, đủ điều kiện thay thế nhập ngoại, được nhà tổng thầu Marubeni Nhật bản chấp nhận sản phẩm cung cấp cho dự án nhiệt điện Thái Bình 1, giúp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị lọc bụi tĩnh điện từ 70% lên 90% về khối lượng.

- Dự án sản xuất thử nghiệm đã góp phần nâng cao năng lực KHCN, năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh cho Viện trong lĩnh vực cung cấp thiết bị lọc bụi tĩnh điện.

- Viện cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhiệt phân có sử dụng xúc tác để năng cao chất lượng sản phẩm dầu đầu ra theo hướng có khả năng thương mại hóa.

- Viện cần tiếp tục đầu tư để nhân rộng địa chỉ ứng dụng đối với sản phẩm bơm hút bùn.

Xem toàn bộ báo cáo tại đây

TS. Dương Văn Long

Nguồn MOIT

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt