Logo
phone
Hotline: 02437327155
Hy sinh hay không hy sinh?
  21/12/2015
icon-zalo

 

Chưa đầy một tuần sau khi thỏa thuận lịch sử về chống biến đổi khí hậu toàn cầu được thông qua tại Paris (Pháp), Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu xúc tiến các kế hoạch mở thêm 60 nhà máy điện chạy bằng than trong những năm sắp tới. Kế hoạch này làm dấy lên nghi ngờ về quyết tâm của hai nước này trong cam kết cắt giảm khí thải carbon tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP 21) vừa qua.


Nếu như trước đó Hàn Quốc thông báo thải phế liệu 4 nhà máy điện chạy bằng than đã cũ kỹ như một phần cam kết của họ tại COP 21, thì theo kế hoạch mới, họ sẽ xây dựng thêm 20 nhà máy cho đến năm 2021. Còn tại Nhật Bản, 41 nhà máy điện chạy bằng than đã được lên kế hoạch xây dựng trong vòng một thập kỷ tới. Để hỗ trợ các nhà máy điện chạy bằng than, Chính phủ Hàn Quốc chỉ đánh thuế nhập khẩu than bằng khoảng 1/3 thuế nhập khẩu khí thiên nhiên. Ở Nhật Bản cũng vậy. 
Hãng tin Reuters ngày 17-12 cho biết khi được hỏi về liệu Thỏa thuận Paris có ảnh hưởng như thế nào đối với kế hoạch trên thì cả Bộ Năng lượng Hàn Quốc và Bộ Môi trường Nhật Bản đều từ chối bình luận. Tuy nhiên, một số quan chức của hai cơ quan này (yêu cầu giấu tên) cho biết, thỏa thuận lịch sử vừa đạt được cũng không ảnh hưởng gì đến kế hoạch xây thêm nhà máy điện chạy bằng than của họ. Nhật Bản là quốc gia từng bị chỉ trích nhiều vì trước đó chỉ muốn giảm 18% khí thải từ năm 1990-2030.  


Mặc dù tuyên bố sau khi các nước thông qua thỏa thuận lịch sử tại COP 21, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định, Nhật Bản sẽ đạt được mục tiêu này mà không phải “hy sinh” tăng trưởng. Nhật Bản sẽ đặt ưu tiên thúc đẩy phát triển công nghệ để đạt được các mục tiêu cắt giảm khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính như đã cam kết. Quan điểm của Nhật Bản là không thay đổi bởi vì khí thải sẽ được giảm khi các nhà máy điện già cỗi được thay thế bằng những nhà máy mới sử dụng công nghệ mới nhất. Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia giàu có khác đang tìm cách để loại bỏ dần việc sử dụng than đá, thì hai nền kinh tế phát triển nhất châu Á lại đang đốt than cháy nhiều hơn bao giờ và có kế hoạch tăng thêm hàng chục nhà máy điện chạy bằng than trong 10 năm tới khi mà khả năng của hai nước này có thể giảm lượng khí thải carbon nhiều hơn mục tiêu mà họ đã cam kết tại Paris. Mặc dù theo Thỏa thuận Paris, Nhật Bản cam kết sẽ cắt giảm 26% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho đến năm 2030, nhưng nước này đang bị đặt câu hỏi vì mục tiêu cắt giảm còn khá thấp khi chỉ tính trên lượng khí thải từ nguồn điện hạt nhân, vốn đang bị hạn chế rất nhiều sau thảm họa năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ông Georgina Hayden - nhà phân tích cấp cao của cơ quan xếp hạng Fitch cho biết: “Ở châu Á, người ta tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc và Ấn Độ, nên chưa đặt nhiều áp lực lên Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, khi họ khởi động kế hoạch trên, tôi tin là áp lực sẽ bắt đầu”. 


“Hành động nên bắt đầu từ hôm nay” là lời hối thúc của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các chính phủ nhanh chóng thực hiện các cam kết trong thỏa thuận vừa đạt được về chống biến đổi khí hậu ngày 14-12 vừa qua. Lẽ nào, chính sách “bảo hiểm sức khỏe” cho Trái đất lại bắt đầu từ sự ra đời thêm những nhà máy than mới?


Hạnh Chi

 

Theo Sài gòn giải phóng

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt