Logo
phone
Hotline: 02437327155
Hơn 1,8 triệu tấn nhựa được tạo ra tại Việt Nam mỗi năm
  04/09/2019
icon-zalo

Báo cáo thống kê cho thấy có hơn 1,8 triệu tấn nhựa được tạo ra tại Việt Nam mỗi năm và chỉ có 27% túi nhựa được tái chế.

 

Theo một báo cáo mới được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Ipsos (Pháp), hơn 1,8 triệu tấn nhựa được tạo ra tại Việt Nam mỗi năm và chỉ có 27% túi nhựa được tái chế. Cùng với đó, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ trở thành "bãi rác toàn cầu", với lượng rác thải nhựa nhập khẩu tăng 200% trong năm 2018. Phân tích từ Ipsos được rút ra từ kết quả nghiên cứu trực tuyến toàn cầu với hơn 17.000 người tham gia và 3.900 cuộc phỏng vấn chọn lọc tập trung trong khu vực châu Á Thái Bình Dương – thông tin trên Baodautu cho biết.

 


 

Ông Quách Tấn Phong, giám đốc bộ phận tư vấn kinh doanh Ipsos Việt Nam dẫn chứng số liệu từ báo cáo, tiêu thụ nhựa Việt Nam bình quân đầu người tăng đáng kể từ 3,8kg lên 41kg trong giai đoạn 1990-2015 (tăng 10% mỗi năm liên tục) khiến chất thải nhựa ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới.  Hơn 1,8 triệu tấn nhựa được tạo ra tại Việt Nam mỗi năm và chỉ có 27% túi nhựa được tái chế. “Đến năm 2050, biển Việt Nam có nguy cơ chứa nhiều rác thải nhựa hơn cả cá nếu không có bất kỳ hành động nào để ngăn chặn tình trạng này”, ông Quách Tấn Phong nói và kỳ vọng vào mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đã đặt ra khi loại bỏ nhựa sử dụng một lần bằng cách cấm túi nhựa sử dụng một lần tại tất cả các cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống vào năm 2021 và trên cả nước vào năm 2025.

 

Mỹ: Ứng viên viên Booker công bố kế hoạch khí hậu 3.000 tỷ USD

 

Với tham vọng tới năm 2045 đưa Mỹ trở thành nền kinh tế sử dụng 100% năng lượng sạch, ngày 3/9, ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ tiềm năng của đảng Dân chủ Cory Booker đã công bố một kế hoạch khí hậu trị giá 3.000 tỷ USD, cam kết cắt giảm mạnh việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và tăng cường đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo. Kế hoạch của ông Booker kêu gọi thành lập một quỹ môi trường mới do Nhà Trắng điều phối, tập trung bảo vệ các cộng đồng dân cư đang đứng trước các mối đe dọa về môi trường, trong đó có chương trình xử lý ô nhiễm chì quy mô toàn quốc để thay thế tất cả các ống dẫn nước làm từ kim loại chứa chì tại các trường học và nhà ở. Ông Booker cam kết sẽ đánh thuế carbon đối với các nhà sản xuất dầu mỏ, khí đốt và than đá – theo TTXVN.

 

Ông cũng đưa ra một số cải cách mà có thể sẽ khó qua ải Quốc hội, như ngừng trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án lưu trữ năng lượng, năng lượng sạch và xe điện, đồng thời cấm xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Ông cho rằng nếu không nhanh chóng hành động, thiệt hại về người là rất nghiêm trọng do các rủi ro về các thảm họa thiên nhiên, sức khỏe, các mối đe dọa an ninh quốc gia. Ngoài ra, thiệt hại về kinh tế ước tính lên tới hàng nghìn tỷ USD. Ông Booker, 50 tuổi, trước đây ủng hộ Thỏa thuận Xanh mới, một giải pháp do các nghị sỹ Dân chủ bảo trợ nhằm kêu gọi tới năm 2030 giảm lượng khí thải xuống mức bằng 0. Vấn đề biến đổi khí hậu đang nóng lên tại chính trường Mỹ trong bối cảnh sắp diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa đã tuyên bố rút Mỹ khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris được gần 200 nước trên thế giới ký năm 2015 nhằm hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.

Australia tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế do biến đổi khí hậu

TTXVN đưa tin: Ngày 3/9, Hiệp hội Y khoa Australia (AMA), cơ quan y tế hàng đầu nước này, đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế do biến đổi khí hậu. Các bằng chứng khoa học rõ ràng cho thấy những tác động nghiêm trọng của tình trạng đ ổi khí hậu biến đối với sức khỏe của các bệnh nhân cũng như của cộng đồng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Quyết định của AMA được đưa ra theo sau các quyết định tương tự của Hiệp hội Y khoa Mỹ, Đại học Y của Mỹ và Hiệp hội Y khoa Anh trong năm nay, và của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2015. AMA cho biết đã nhận thấy những rủi ro về sức khỏe liên quan tới tình trạng nóng lên toàn cầu kể từ năm 2004. Do đó, cơ quan này kêu gọi Chính phủ Australia thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu tái tạo.

 

Trong thông cáo báo chí đưa ra cùng ngày, Chủ tịch AMA Tony Bartone cho biết tình trạng biến đổi khí hậu thúc đẩy sự lây lan của các căn bệnh truyền nhiễm và gây ra các đợt nắng nóng khắc nghiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí gây tử vong. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn gây mất an ninh lương thực do làm giảm sản lượng nông nghiệp, và làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần. Trước đó, vào tháng 4 vừa qua, một nhóm hoạt động trong lĩnh vực y khoa, trong đó có Đại học Y Hoàng gia Australia và Hiệp hội Sinh viên Y khoa Australia, đã gửi thư các chính đảng ở nước này, cảnh báo "tác động đáng kể và nghiêm trọng" của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe.

 

Cây xanh - vị cứu tinh trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

 

Khí CO2 con người thải vào khí quyển là tác nhân khiến Trái đất nóng lên. Chúng ta vẫn có thể tạm trì hoãn tác động của biến đổi khí hậu thêm 20 năm nữa nếu khôi phục diện tích rừng đủ lớn 0,9 tỷ ha. Mỗi năm, con người thải ra 30-40 tỷ tấn khí CO2 vào khí quyển. Lượng CO2 con người thải ra hiện đã chạm mức kỷ lục 415 phần triệu (ppm) - mức cao nhất kể từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất – theo VietnamPlus.

 

Khí thải CO2 giữ nhiệt lại Trái Đất, khiến nhiệt độ toàn câuf tăng thêm 1 độ C và còn hơn thế, nó dẫn đến biến đổi khí hậu khiến băng tan, nước biển dâng cao, gây lũ lụt, bão lớn, hạn hán và cháy rừng. Thật may là vẫn còn vị cứu tinh là cây xanh - lá phổi của hành tinh. Cây xanh giúp hấp thụ đáng kể số lượng carbon dioxide dư thừa mà con người đã thêm vào bầu khí quyển Trái Đất.


Loài sâu ăn được nhựa – cứu tinh của rác thải nhựa

 

Mới đây, Federica Bertocchini – nhà nghiên cứu Tây Ban Nha ở Đại học Cantabria đã có phát hiện đáng kinh ngạc là, sâu sáp có thể ăn được rác thải nhựa khi đang quan sát tổ ong. Sâu sáp thường được sử dụng để làm mồi câu cá, chúng có thể gây hại cho tổ ong bằng cách đục thủng tổ bằng sáp. Bertocchini đã sử dụng một túi nhựa làm bằng polyethylene để bỏ những con sâu mà bà bắt ra được từ tổ ong. Sau khoảng 1 giờ, bà rất bất ngờ khi thấy chiếc túi nylon bị thủng lỗ chỗ. Bertocchini đã đem những con sâu này về để nghiên cứu. Cùng với những nhà phân tích tại Đại học Cambridge, nước Anh, bà nhận thấy sâu sáp không những cắn thủng túi nylon mà còn ăn luôn nhựa và phân giải thành một hợp chất khác.

 

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, 100 con sâu sáp có thể nhai hết 92 mg nhựa trong thời gian khoảng 12 giờ và để lại một số mảnh vụn. Sau khi ăn nhựa, sâu thải ra ethylene glycol, là một chất chống đông. Tạp chí Current Biology đã chính thức công bố kết quả nghiên cứu này. Theo đó, Polymer thực sự đã có sự biến đổi về hóa học. Điều này cho thấy, đây không chỉ đơn giản là hành vi nhai của sâu sáp. Nhà nghiên cứu Paolo Bombelli ở Đại học Cambridge, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết, cho đến nay, sâu sáp là loài côn trùng đầu tiên được biết đến là có khả năng phân hủy polyethylene bằng cách tiêu hóa.

 

Theo MTX

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt