Logo
phone
Hotline: 02437327155
Hiện trạng hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng cộng nghệ phát triển công nghiệp môi trường P3
  11/04/2016
icon-zalo

 

2. Một số thành tựu của các chương trình NCKH phục vụ CNMT giai đoạn 2011-2015 (tiếp theo)

 

Nhóm thiết bị:

 

1. Đề tài: Nghiên cứu chế tạo hệ thống đo và điều chỉnh liên tục đồng thời nồng độ ôxy hòa tan (DO) phục vụ quan trắc và điều khiển tự động hệ thống xử lý nước thải.

 

Sản phẩm: sensor DO và hệ đo DO đa kênh tương đương của WTW (Đức), YSI (Mỹ).

 

2. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế chế tạo tổ hợp thiết bị tái chế chất thải nguồn gốc hữu cơ thành nhiên liệu.

 

Sản phẩm: Tổ hợp thiệt bị nhiệt phân rác/phế liệu hữu cơ theo nguyên lý hóa hơi gia nhiệt gián tiếp ngoài lò; hệ pilot 50 kg/h, sản phẩm là than nhiệt trị tương đương cám 5.

 

3. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống quan trắc ô nhiễm nước tự động, lưu động.

 

Sản phẩm: Trạm quan trắc nước thải tự động tương đương nhập ngoại.

 

4. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị điện di mao quản (CE) tự động phục vụ quan trắc môi trường.

 

Sản phẩm: Máy điện di mao quản tự động 1 kênh phục vụ quan trắc môi trường nước.

 

5. Dự án SXTN: Sản xuất thử nghiệm thiết bị xử lý nước thải tại chỗ hợp khối theo kiểu môđun, tiêu thụ ít năng lượng, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

 

Sản phẩm: (1) giải pháp cấp khí gián đoạn tiết kiệm năng lượng; (2) chế độ tuần hoàn bùn tối ưu bằng airlift; (3) hệ xử lý nước thải hoàn chỉnh tới khâu sát trùng.

 

6. Dự án SXTN: Hoàn thiện công nghệ để nội địa hóa việc sản xuất động cơ gió công suất 1KW-3KW sạch bình/ nối lưới kết hợp với khả năng giám sát từ xa qua mạng GSM và biển hóa chống ăn mòn.

 

Sản phẩm: Dây chuyền chế tạo động cơ phát điện gió 1-3 kW, hoàn chỉnh thiết kế quy trình công nghệ hai mẫu sản phẩm BKW2.5 và BKW3.0, giá thành = ½ nhập ngoại.

 

7. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị khí hóa liên tục quy mô công nghiệp sử dụng nguyên liệu từ các phụ, phế phẩm nông nghiệp (vỏ trấu, lõi ngô).

 

Sản phẩm: hệ lò khí hóa phế liệu nông nghiệp (trấu, lõi ngô), đã chạy thử tại Viện Nghiên cứu thiết kế máy nông nghiệp (RIAM); đã chuyển giao công nghệ cho Công ty Chế biến nông sản Sơn La.Chi phí sấy bằng lõi ngô khí hóa bằng 1/3 so với sấy trực tiếp bằng than đá, giá máy bằng 40-45% máy Trung Quốc, Ấn Độ.

 

Nhóm sản xuất vật liệu:

 

1. Đề tài: Nghiên cứu sản xuất vật liệu và công nghệ xử lý nước cấp an toàn sinh học có sử dụng bạc nano.

 

Sản phẩm: (1) quy trình chế tạo vật liệu chứa nano bạc, với các hạt nano bạc được phân tán đều, kích thước rất nhỏ, chỉ từ 2-3 nanomét, có khả năng tiêu diệt gần như hoàn toàn các loại vi khuẩn E.coli, Coliform, Vibrio choleraSamonella ở nồng độ khuẩn cao (105-106 cfu/ml) và thời gian tiếp xúc ngắn (10 phút); (2) quy trình chế tạo cột lọc được phủ vật liệu chứa nano bạc và sử dụng trong thiết bị lọc nước an toàn sinh học với công suất lọc thiết kế từ 10-13 lít/giờ.

 

2. Đề tài: Nghiên cứu chế tạo vật liệu siêu hấp phụ kiểu nano cacbon ứng dụng trong xử lý nước.

 

Sản phẩm: (1) vật liệu nano cacbon có đường kính trong cỡ 30nm, đường kính ngoài trung bình cỡ 50nm ở quy mô nhỏ, (2) vật liệu tổ hợp trên cơ sở ống nano cacbon với các tác nhân như: nhôm oxit, bentonit…, (3) thiết bị lọc nước cầm tay có sử dụng vật liệu nao cacbon mục đích sử dụng cho công tác hành quân dã ngoại. Đã được phát triển thành dự án sản xuất thử nghiệm.

 

3. Đề tài: Nghiên cứu, chế tạo vật liệu hấp phụ flo (F), asen (As), photphat (PO43-) và nhóm nitơ độc hại trên cơ sở biến tính quặng tự nhiên sẵn có của Việt Nam.

 

Sản phẩm: (1) các vật liệu hấp phụ nitrit, amoni, flo, asen, photphat từ pyrolusit, laterit tự nhiên Việt Nam; (2) hệ thiết bị thử nghiệm qui mô 10 lít/ngày lọc nitrit, amoni, florua, asen, photphat.

 

Bài học kinh nghiệm

 

Ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đã được hình thành và đang có những bước đi ban đầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường của đất nước. Nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ môi trường, sản xuất thiết bị, vật liệu xử lý môi trường được hình thành và đang phát triển. Tuy nhiên, với yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ tạo ra nhu cầu về công nghệ, thiết bị, dịch vụ môi trường ngày càng gia tăng, đòi hỏi ngành công nghiệp môi trường của Việt Nam cần được phát triển nhanh và toàn diện hơn.

 

Hạn chế hiện nay là : sản xuất Thiết bị công nghệ môi trường chưa có trong danh mục và tiêu chí thống kê về môi trường Việt Nam mà đang được gộp chung vào các sản phẩm cơ khí hay phân ngành công nghiệp khác.Thực chất, đây là lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp môi trường, có xuất xứ từ nhiều nguồn và nhiều nhà cung cấp (như hóa chất, xây dựng, thép, cơ khí, điện tử ).

 

Trên thực tế, có sự nhầm lẫn giữa công ty làm dịch vụ môi trường và công ty sản xuất/cung cấp các sản phẩm công nghệ môi trường. Rất nhiều công ty môi trường của Việt Nam hiện nay thực chất đang làm dịch vụ xây dựng lắp đặt các công trình xử lý chất thải (như khí thải, nước thải, chất thải rắ,n), không phải là các nhà sản xuất/cung ứng thiết bị công nghệ đúng nghĩa, hoặc nếu có chỉ là chế tạo các chi tiết cơ khí đơn giản. Sản xuất thiết bị công nghệ của Việt Nam mới dừng ở gia công lắp ráp, chưa có những chế biến  sâu, giá trị gia tăng lớn.

 

Sản xuất tất cả thiết bị công nghệ của Việt Nam, trước mắt do nhu cầu không lớn, chưa phải là mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Song, một khi Việt Nam có thị trường, CNMT phát triển ở mức độ nhất định, đòi hỏi nhu cầu thiết bị công nghệ lớn, khi đó sẽ có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư đến từ các nước. Sản phẩm thiết bị công nghệ của Việt Nam liệu có cạnh tranh được hay không vẫn còn rất khó đánh giá, do còn thiếu thông tin. Những khiếm khuyết này sẽ được khắc phục trong các chương trình tiếp theo, liên quan đến công nghiệp hỗ trợ ngành CNMT.

 

Trên thế giới, lĩnh vực CNMT sản xuất thiết bị công nghệ chỉ chiếm khoảng 13-15% giá trị trong cơ cấu của ngành, đảm trách một phần các thiết bị mang tính đặc thù, như các hợp phần xử lý, một số vật liệu dành riêng cho môi trường. Theo các chuyên gia, công nghiệp môi trường của Việt Nam chưa phát triển, thị trường còn nhỏ hẹp, vì vậy, sản xuất thiết bị công nghệ môi trường còn kém phát triển.

 

Hơn nữa, phát triển thiết bị công nghệ trong bối cảnh hội nhập và thị trường mở như hiện nay, còn phải xem xét khả năng cạnh tranh. Chia sẻ thị trường là không tránh khỏi, công nghiệp Việt Nam sẽ phải xem xét các thế mạnh của mình, các sản phẩm mang tính đặc thù của Việt Nam để đánh giá lựa chọn.

 

Khó khăn

 

- Công tác đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực nghiên cứu của các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực công nghiệp môi trường còn hạn chế, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm thiếu đồng bộ, cơ bản đã cũ và lạc hậu, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nghiên cứu, do kết quả phân tích số liệu chưa được chuẩn xác.

 

- Kinh phí bố trí cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ còn hạn chế. Trong một số trường hợp, kinh phí được bố trí chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện các nhiệm vụ đã được phê duyệt.

 

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp môi trường vẫn chưa được triển khai, do chưa được bố trí kinh phí nên kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

 

(còn tiếp)

 

PGS. TS. Cao Thế Hà

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt