Logo
phone
Hotline: 02437327155
Đưa amiăng trắng vào Công ước Rotterdam
  25/12/2014
icon-zalo

Đưa amiăng trắng vào Công ước Rotterdam
 24/12/2014

Công ThươngĐó là ý kiến của một số chuyên gia, nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo “Cơ sở khoa học bảo vệ sức khỏe cộng đồng tránh tác hại của amiăng trắng (Chrysotile Asbestos)” diễn ra ở Hà Nội ngày 23/12/2014.
Các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng, Chính phủ cần xây dựng lộ trình tiến tới ngừng sử dụng amiăng trắng (chủ yếu sử dụng sản xuất tấm lợp fibro xi măng hiện nay) chậm nhất vào năm 2020 và chấp thuận đưa amiăng trắng vào Phụ lục III (các chất có nguy cơ độc hại tới sức khỏe) của Công ước Rotterdam tại kỳ họp năm 2015 tới đây mà Việt Nam là một thành viên. Đồng thời, thực hiện ngay việc dán nhãn sản phẩm nguy hiểm đối với sức khỏe trên tấm lợp có chứa amiăng trong thời gian tới để đảm bảo việc công khai những thông tin liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng.

Lý do đưa ra kiến nghị trên bởi các chuyên gia dẫn các tài liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế cho rằng, amiăng trắng cũng là chất gây ung thư nghề nghiệp nguy hiểm gây nên bệnh bụi phổi, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), ung thư thực quản…, người tiếp xúc với amiăng thường phát bệnh sau 20-30 năm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới mỗi năm có khoảng hơn 100.000 người chết và hơn 1,5 triệu người phải sống với bệnh tật do amiăng gây nên. Báo cáo năm 2012 của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC Monograph 100C) kết luận: “Các loại amiăng, bao gồm cả amiang trắng là tác nhân gây ung thư ở người và đưa ra khuyến nghị cách tốt nhất để phòng chống các bệnh do amiăng gây ra là ngừng sử dụng”.

Tại Việt Nam hiện có 41 nhà máy sản xuất tấm lợp fibrôximăng ở 23 tỉnh, thành phố với tổng sản lượng sản xuất đạt khoảng 90 triệu m2/năm (2013, tiêu thụ trên 80 triệu m2), khoảng trên 5.000 lao động trực tiếp tham gia quá trình sản xuất. Trong khoảng 10 năm lại đây, bình quân Việt Nam tiêu thụ khoảng 65.000 tấn amiăng/năm và là nước đứng thứ 6 trên thế giới về nhập khẩu amiăng.

“Điều kiện bảo hộ lao động hiện nay còn rất thấp, công tác giám sát sức khỏe định kỳ cho người lao động về các bệnh liên quan đến amiăng ở Việt Nam gặp khó khăn do thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với amiăng lâu. Đáng lo ngại là có hàng triệu người sử dụng tấm lợp có chứa amiăng (nhất là vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo) khi bị hư hại chất thải có amiăng ra môi trường có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe người dân (đặc biệt đối với trẻ em)” - ông Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) cho biết.

Ông Trần Tuấn - Chuyên gia thuộc Nhóm Vận động phát triển chính sách y tế dựa vào bằng chứng khoa học (EBHPD) cho rằng: “Việt Nam đang đi ngược với xu hướng của thế giới trong việc cấm sử dụng aminăng. Kể từ năm 2001 đến nay số nước cấm triệt để amiăng đã tăng gấp 3 lần (từ 18 nước lên 54 nước), còn Việt Nam thì tăng mức sử dụng và lùi mốc thời gian cấm".

Năm 2013, tại phiên họp các nước thành viên Công ước Rotterdam, amiăng trắng đã được đề nghị xem xét đưa vào Phụ lục III của công ước này. Khi đó, 143 nước thành viên đã đồng thuận, chỉ có 7 nước còn lại phản đối, trong đó có Việt Nam (nước duy nhất nhập khẩu amiăng, 6 nước khác phản đối là các quốc gia xuất khẩu amiăng)”.


                                                                                                                                                  Baocongthuong.com.vn

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt