Logo
phone
Hotline: 02437327155
Dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện: Công trình của tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản
  18/06/2015
icon-zalo

 

Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp (CN) phát điện là dự án (DA) đầu tiên của Việt Nam được triển khai xây dựng (XD) tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn - Hà Nội) sau đó nhân rộng ra các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.


Đây là DA mẫu được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thống nhất đưa vào nội dung Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản thông qua ngày 18-3-2014. Để hiểu rõ tiến độ XD của DA, phóng viên Báo Hànộimới có cuộc trao đổi với Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội Nguyễn Xuân Huynh.

 

 

Các kỹ sư trên công trường xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện.

 

- Đây là DA mang ý nghĩa chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản và hợp tác hữu nghị giữa TP Hà Nội và Tổ chức Phát triển công nghệ CN và năng lượng mới (NEDO). Vậy quan điểm chỉ đạo của UBND TP Hà Nội như thế nào?


DA XD hệ thống xử lý chất thải CN phát điện tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn do UBND TP Hà Nội là cơ quan chủ quản. Với hình thức hợp tác đầu tư thông qua chương trình Viện trợ Xanh Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) là chủ đầu tư, cơ quan thực hiện DA phía Nhật Bản là Công ty HITACHI ZOSEN. Tại buổi họp kiểm tra tiến độ thi công vừa qua, ông Munehiko Tsuchiya, Giám đốc điều hành, Phó Chủ tịch Tổ chức NEDO đánh giá cao công tác chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hồ sơ thiết kế, đơn giá để nhà thầu có thể hoàn thành sớm hơn so với dự kiến ban đầu của lãnh đạo TP Hà Nội. Bên cạnh đó, Tổ công tác liên ngành, chủ đầu tư cùng liên danh nhà thầu Lilama 69-1 và CIMAS đã xác định rõ đây là công trình thiết thực kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản nên có nhiều nỗ lực trong thực hiện DA. Hiện DA đã thi công xong hạng mục ép cọc đại trà, đã hoàn thành hơn 90% phần móng của công trình và ông có đánh giá khả quan về tiến độ thực hiện DA.


Thông qua mục tiêu của DA là sử dụng rác thải CN cho sản xuất (SX) điện năng được quy định tại Biên bản ghi nhớ MOU và thể hiện chi tiết tại tài liệu thực hiện DA là phát điện lên lưới điện quốc gia nên công tác thi công được tiến hành đồng thời với thiết kế để đáp ứng với yêu cầu cấp bách về tiến độ. Tuy công suất phát điện không lớn, chỉ 1,92MW nhưng là DA thiết thực bảo vệ môi trường (MT), hướng tới mục tiêu tận thu nguồn năng lượng sạch từ việc xử lý chất thải CN, phát điện lên lưới điện quốc gia phục vụ cho lợi ích của xã hội.


- Đây là DA mẫu được triển khai ở Hà Nội rồi nhân rộng ra các tỉnh, thành. Vậy ông có thể cho biết tính ưu việt của công nghệ này?


DA "Hệ thống xử lý chất thải CN phát điện" tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn thực hiện bằng nguồn tài trợ của Tổ chức NEDO thông qua chương trình Viện trợ Xanh do Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối của phía Việt Nam thực hiện. DA có tổng mức đầu tư 29,2 triệu USD, phía Nhật Bản tài trợ 22,5 triệu USD. Trước khi triển khai XD DA, từ năm 2010 Tổ chức NEDO đã phối hợp với Bộ TN&MT và UBND TP Hà Nội tiến hành nghiên cứu DA. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện DA, TP Hà Nội và phía Nhật Bản đã cân nhắc lựa chọn kỹ địa điểm, chủ đầu tư có kinh nghiệm thực hiện DA lớn. Công nghệ thực hiện DA đã thu được nhiều thành tựu tại Nhật Bản thông qua việc giảm lượng rác thải, tận dụng rác thải như một nguồn năng lượng. Công nghệ của DA giúp Việt Nam giải quyết đồng thời cả hai vấn đề MT và năng lượng. Công nghệ có công suất lò đốt 75 tấn/ngày. Đây là lò đốt quay, công nghệ tiên tiến SX ngay tại thời điểm ký Biên bản ghi nhớ năm 2012, có thể xử lý được nhiều loại rác thải như: cao su, da, nhựa, vải, bã giấy, cặn sơn, chất thải có nhiệt trị cao, kích thước lớn, giảm thiểu lượng cặn carbon, không tạo xỉ, tính ổn định cao. Lượng dioxin bảo đảm theo tiêu chuẩn. Công nghệ có hệ thống xử lý khí thải khô, hệ thống thu hồi nhiệt để phát điện với công suất phát điện 1.930kW, phục vụ đời sống kinh tế trong vòng 30 năm".


- Dự kiến DA hoàn thành, vận hành vào quý II năm 2016. Vậy chủ đầu tư và liên doanh nhà thầu có quyết tâm gì để thực hiện mục tiêu này?


Do ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng của DA nên mỗi cán bộ và từng công nhân thực thi nhiệm vụ DA đều thấy tự hào, có trách nhiệm cao nhất hoàn thành tốt nhiệm vụ. Không ai đứng ngoài cuộc, phía Nhật Bản thường có một tổ gồm 4 người thường xuyên ăn ngủ, làm việc tại công trường với nhà thầu và tư vấn giám sát. Nhà thầu có phòng làm việc, khu sinh hoạt cho chuyên gia Nhật và khu cư xá cho gần 200 người, cách hiện trường DA chỉ 500m thuận tiện cho việc thực thi DA bảo đảm tiến độ, thi công đạt chất lượng cao nhất. Hằng tuần có họp định kỳ và đột xuất để xử lý kịp thời những vướng mắc trong quá trình thi công. Tổ chức NEDO đánh giá cao trong tập trung chỉ đạo giải quyết các vướng mắc của UBND TP và khả quan về tiến độ của DA. Nguồn điện năng phát ra từ hệ thống xử lý chất thải một phần được sử dụng trong nội bộ nhà máy, một phần sẽ được truyền tải lên lưới điện quốc gia nên cùng với đẩy nhanh tiến độ thi công lãnh đạo thành phố chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với Tổng công ty Điện lực Hà Nội triển khai hạng mục phát điện lên lưới điện quốc gia để đạt được mục tiêu, ý nghĩa của DA. Phần móng cơ bản hoàn thành, từ tháng 6 đến tháng 11 đơn vị liên doanh nhà thầu sẽ tăng ca, tăng cường nhân lực, tập trung vật tư để DA thi công bảo đảm chất lượng và tiến độ như đã cam kết. Ngoài ra, công trường cũng có 3 chòi bảo vệ giám sát quanh công trường để bảo đảm an ninh, an toàn cho công tác thi công. DA đi vào hoạt động góp phần không nhỏ tạo năng lượng sạch, cải thiện môi trường sống của nhân dân thủ đô

 

Nguồn baohanoimoi

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt