Logo
phone
Hotline: 02437327155
Định hướng ưu tiên nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng CNMTVN giai đoạn 2016-2020 (P4)
  14/06/2016
icon-zalo

 

Phần 2. Khung của chương trình

 

2.3.2 Lĩnh vực môi trường không khí

 

Ưu tiên các nghiên cứu theo hướng ứng dụng thực tế, các đối tượng:

 

1) Công nghệ xử lý khí thải làng nghề;

 

2) Công nghệ xử lý không khí cho bệnh viện;

 

3) Công nghệ xúc tác trong xử lý khí lò đốt công nghiệp;

 

4) Công nghệ sinh học xử lý mùi;

 

5) Chế tạo sensor, hệ đo khí online (CO, NOx, HC, PM10, PM5, PM2.5);

 

6) Xây dựng mô hình lan truyền khí.

 

2.3.3 Lĩnh vực môi trường xử lý chất thải rắn, bùn thải

 

1) Xây dựng các giải pháp tổng hợp giải quyết vấn đề rác nông thôn và rác sinh hoạt quy mô nhỏ;

 

2) Chú ý phát triển các công nghệ phân loại;

 

3) Xây dựng các giải pháp tổng hợp cho CTR đô thị;

 

4) Nghiên cứu sử dụng xỉ nhà máy nhiệt điện (chống mặn);

 

5) Nghiên cứu sử dụng chất thải từ các nhà máy phân bón;

 

6) Nghiên cứu sử dụng phế thải nông, lâm nghiệp (thức ăn gia súc, than sinh học, viên nhiên liệu, phân bón...).

 

2.3.4 Lĩnh vực chế tạo thiết bị và sản phẩm bảo vệ môi trường

 

Nhóm các thiết bị tiền xử lý, xử lý hóa lý:

 

Có tiềm năng, đã sản xuất được một số thiết bị (sàng rác, lắng lamen, tuyển nổi, lọc bùn (băng tải/li tâm)...), ưu tiên đầu tư nghiên cứu, phát triển:

 

a. Thiết bị, sản phẩm cho xử lý chất thải R, gồm:

 

1) Chế tạo lò đốt CTR an toàn;

 

2) Chế tạo thiết bị phân loại CTR;

 

3) Sản xuất chế phẩm vi sinh cho composting;

 

4) Nghiên cứu, sản xuất các chất xúc tác nâng cao hiệu quả quá trình nhiệt phân, lỏng hóa hoặc than hóa và quy trình thiết bị tương ứng.

 

b. Thiết bị, sản phẩm cho xử lý chất thải lỏng

 

-  Lĩnh vực chế tạo thiết bị xử lý nước thải:

 

1) Nghiên cứu chế tạo thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ theo hướng dần nội địa hóa tối đa, chất lượng đảm bảo yêu cầu thị trường (QCVN), ưu tiên hệ thống đồng bộ có xử lý ổn định bùn, chi phí năng lượng và vận hành thấp, có khả năng tái sử dụng nước thải;

 

2) Chế tạo thiết bị thiết bị xử lý các loại nước thải giàu nitơ, phốt pho;

 

3) Chế tạo vật liệu mang vi sinh phù hợp công nghệ;

 

4) Nghiên cứu phát triển công nghệ và thiết bị thu hồi hóa chất và vật liệu trong nước thải;

 

5) Các (công nghệ) thiết bị phản ứng yếm khí, hiếu khí, xử lý N, P cao tải;

 

6) Các (công nghệ) thiết bị xử lý các loại nước thải đặc thù (giấy, nước rác, chế biến tinh bột sắn, chế biến cà phê, điện tử,...);

 

7) Nghiên cứu chế tạo các thiết bị cấp khí, bơm;

 

8) Nghiên cứu chế tạo các thiết bị/công nghệ tiết kiệm năng lượng;

 

9) Nghiên cứu nội địa hóa các thiết bị cơ điện (bơm các loại, máy nén khí các loại, các cơ cấu phân tán khí, các loại van, tự động hóa).

 

-  Lĩnh vực chế tạo thiết bị xử lý nước cấp:

 

Chế tạo thiết bị xử lý nước cấp cho các vùng nhiễm lợ, mặn theo hướng tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, sử dụng năng lượng tái tạo

 

- Chung: (thiết bị quan trắc, giám sát)

 

1) Chế tạo dụng cụ, thiết bị lấy mẫu (rắn, lỏng, khí, trầm tích);

 

2) Chế tạo các hệ đo và kiểm soát các thông số: pH, DO/ORP, lưu lượng, độ dẫn/TDS, nhiệt độ, COD, kim loại nặng.

 

c. Thiết bị, sản phẩm cho khí thải

 

1) Nghiên cứu chế tạo thiết bị xử lý khí thải làng nghề;

 

2) Nghiên cứu chế tạo thiết bị xử lý không khí cho bệnh viện;

 

3) Nghiên cứu, chế tạo xúc tác trong xử lý khí lò đốt công nghiệp;

 

4) Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thiết bị xử lý mùi;

 

5) Chế tạo sensor, hệ đo khí online (CO, NOx, HC, bụi).

 

d. Nhóm các thiết bị phục vụ quan trắc/phân tích:

 

1) Chế tạo dụng cụ, thiết bị lấy mẫu (rắn, lỏng, khí, trầm tích);

 

2) Chế tạo các thiết bị đo và kiểm soát các thông số: pH, DO/ORP, lưu lượng, độ dẫn/TDS, nhiệt độ, COD, độ đục;

 

3) Các bộ KIT và thiết bị đo nhanh phục vụ kiểm soát an toàn thực phẩm, đánh giá môi trường;

 

4) Các trạm quan trắc tổng hợp (khí/nước);

 

5) Máy đo độ ẩm, nhiệt độ cho đối tượng rác & sản phẩm.

 

2.3.5 Lĩnh vực tái chế và phục hồi môi trường

 

Tiêu chí:

 

- Công nghệ tái chế thu hồi vật liệu an toàn với môi trường, đảm bảo các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

 

- Ưu tiên các nhóm chất thải đang có xu hướng tăng mạnh, có tiềm năng thu hồi cao hoặc đang tạo ra áp lực lớn đến môi trường.

 

- Nhóm vật liệu thông dụng có nhu cầu nội địa nhằm tăng cường chủ động nguồn nguyên liệu trong nước.

 

- Ưu tiên các công nghệ thu hồi vật liệu theo hướng tái sử dụng hoặc tạo sản phẩm thứ cấp nhằm giảm chi phí so với thu hồi vật liệu sạch nguyên chất.

 

- Ưu tiên kết hợp hoặc liên kết xử lý thu hồi tại các cơ sở sẵn có công nghệ phù hợp, nhằm tận dụng đặc điểm công nghệ và giảm chi phí đầu tư ban đầu.

 

Định hướng công nghệ tái chế thu hồi đúng cách nên được ưu tiên tập trung vào các nhóm sau:

 

- Công nghệ tái chế đúng cách đối với các vật liệu thông thường đã có truyền thống tái chế cũng như có sẵn mạng lưới thu gom hiệu suất cao trong nước: Nhựa, giấy, sắt, nhôm, đồng, chì.

 

- Đối với tái chế nhựa, giấy có thể phát triển các modul công suất nhỏ phù hợp hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

- Đối với các kim loại, nên tận dụng các doanh nghiệp có quy mô từ trung bình trở lên để thuận tiện cho kiểm soát ô nhiễm.

 

- Các vật liệu trong chất thải điện điện tử (E-waste) là dạng chất thải phát triển nhanh nhất hiện nay, có giá trị thu hồi cao: Vàng, bạc, đồng (từ bảng mạch điện tử - PCB), Lithium, Co, Ni, Li, Ni (trong pin của các thiết bị điện tử cầm tay; phương tiện giao thông như xe đạp điện đang có xu hướng tăng mạnh). Với quy mô nguồn vật liệu hiện nay, nên phát triển các công nghệ phá dỡ phân loại E-waste an toàn đúng cách, việc thu hồi kim loại quý có thể phát triển các modul ở quy mô trung bình và nhỏ theo công nghệ thủy luyện kết hợp tận thu và xử lý chất thải tận dụng quá trình hỏa luyện tại các cơ sở luyện đồng có khả năng công nghệ thu hồi kim loại quý như nhà máy luyện đồng Sinh Quyền.

 

- Công nghệ tái chế thu hồi phụ phẩm nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm đầu ra, kết hợp đồng thời nhiều quá trình cơ học và sinh học hiệu suất cao  tận dụng các chu trình sinh thái tự nhiên.

 

- Tiếp tục nghiên cứu các công nghệ tái chế bùn đỏ, hạt nix, bùn thải từ sản xuất DAP, tro xỉ phát điện ven biển nhiễm muối và xử lý bùn sau các hệ thống xử lý chất thải đảm bảo an toàn môi trường.

 

1. Các chỉ tiêu đánh giá của Chương trình

 

(1) Đối với công nghệ/thiết bị đã phổ biến (sẽ hỗ trợ phát triển hàng loạt):

 

Số công trình áp dụng; Giá trị (VNĐ); Xuất đầu tư (VNĐ/(m3/ngày) hay (T/ngày)); Chi phí vận hành-bảo trì (VNĐ/m3 hay /T); Mức độ chất lượng đầu ra (theo QCVN); Công suất: số m3/ngày, T/ngày được xử lý; Mức độ tự động hóa/mức độ hợp lý so với điều kiện ứng dụng; Độ ổn định của thiết bị/công nghệ.

 

(2) Đối với công nghệ đã phổ biến được cải tiến nhằm đạt ít nhất 1 trong các tiêu chí: Nâng công suất/đơn vị hệ xử lý (m3, m2, kW); Tiết kiệm năng lượng (kWh/đơn vị thải); Mức độ giảm hóa chất/chi phí vận hành (VNĐ/1 đơn vị chất thải); Mức độ giảm phát thải thứ cấp (từ - đến?); Khả năng thu hồi (bao nhiêu/cái gì/1 đơn vị chất thải) và tiêu chí do thực tế yêu cầu khác); Mức độ tự động hóa/mức độ hợp lý so với điều kiện ứng dụng; Độ ổn định của thiết bị/công nghệ.

 

Chương trình cần được đánh giá theo các tiêu chí sau:

 

   - Số công nghệ đầu tư NC: ?

 

   - Số công nghệ được đầu tư áp dụng quy mô pilot: ?

 

   - Số công nghệ được áp dụng quy mô thực tế: ?

 

   - Hiệu quả áp dụng công nghệ mới (cần được đánh giá theo yêu cầu đối với CN nhóm (1,2) kết hợp đánh giá hiệu quả kinh tế)

 

(3) Đối với công nghệ “mới” chưa có ở VN nhưng thực tế có nhu cầu:

 

Tiêu chí đánh giá: tính mới (đối chiếu các tiêu chí nhóm 1, 2).

 

Đối với các đối tượng khó, chưa có tương tự ở VN thì đánh giá trên nền hiện trạng: trước xử lý? mức độ chi phí trên 1 đơn vị chất thải và trên 1 đơn vị sản phẩm; Khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng (so QCVN), so với đề xuất/công nghệ nước ngoài; Độ ổn định và hiệu quả của công nghệ.

 

(4) Đối với thiết bị và sản phẩm CNMT

 

Tiêu chí đánh giá: Giá thành/suất đầu tư, chi phí vận hành tính trên đơn vị chất thải, hiệu quả xử lý (so thực tế với đăng ký và công nghệ hiện hữu hoặc so với tương tự của nước ngoài); với thiết bị chế tạo trong nước cần chú ý 2 yếu tố: độ tin cậy và tuổi thọ thiết bị.

 

- Công nghệ tái chế thu hồi phụ phẩm nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm đầu ra, kết hợp đồng thời nhiều quá trình cơ học và sinh học hiệu suất cao  tận dụng các chu trình sinh thái tự nhiên.

 

- Tiếp tục nghiên cứu các công nghệ tái chế bùn đỏ, hạt nix, bùn thải từ sản xuất DAP, tro xỉ phát điện ven biển nhiễm muối và xử lý bùn sau các hệ thống xử lý chất thải đảm bảo an toàn môi trường

 

1. Các chỉ tiêu đánh giá của Chương trình

 

(1) Đối với công nghệ/thiết bị đã phổ biến (sẽ hỗ trợ phát triển hàng loạt):

 

Số công trình áp dụng; Giá trị (VNĐ); Xuất đầu tư (VNĐ/(m3/ngày) hay (T/ngày)); Chi phí vận hành-bảo trì (VNĐ/m3 hay /T); Mức độ chất lượng đầu ra (theo QCVN); Công suất: số m3/ngày, T/ngày được xử lý; Mức độ tự động hóa/mức độ hợp lý so với điều kiện ứng dụng; Độ ổn định của thiết bị/công nghệ.

 

(2) Đối với công nghệ đã phổ biến được cải tiến nhằm đạt ít nhất 1 trong các tiêu chí: Nâng công suất/đơn vị hệ xử lý (m3, m2, kW); Tiết kiệm năng lượng (kWh/đơn vị thải); Mức độ giảm hóa chất/chi phí vận hành (VNĐ/1 đơn vị chất thải); Mức độ giảm phát thải thứ cấp (từ - đến?); Khả năng thu hồi (bao nhiêu/cái gì/1 đơn vị chất thải) và tiêu chí do thực tế yêu cầu khác); Mức độ tự động hóa/mức độ hợp lý so với điều kiện ứng dụng; Độ ổn định của thiết bị/công nghệ.

 

Chương trình cần được đánh giá theo các tiêu chí sau:

 

   - Số công nghệ đầu tư NC: ?

 

   - Số công nghệ được đầu tư áp dụng quy mô pilot: ?

 

   - Số công nghệ được áp dụng quy mô thực tế: ?

 

   - Hiệu quả áp dụng công nghệ mới (cần được đánh giá theo yêu cầu đối với CN nhóm (1,2) kết hợp đánh giá hiệu quả kinh tế)

 

(3) Đối với công nghệ “mới” chưa có ở VN nhưng thực tế có nhu cầu:

 

Tiêu chí đánh giá: tính mới (đối chiếu các tiêu chí nhóm 1, 2).

 

Đối với các đối tượng khó, chưa có tương tự ở VN thì đánh giá trên nền hiện trạng: trước xử lý? mức độ chi phí trên 1 đơn vị chất thải và trên 1 đơn vị sản phẩm; Khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng (so QCVN), so với đề xuất/công nghệ nước ngoài; Độ ổn định và hiệu quả của công nghệ.

 

(4) Đối với thiết bị và sản phẩm CNMT

 

Tiêu chí đánh giá: Giá thành/suất đầu tư, chi phí vận hành tính trên đơn vị chất thải, hiệu quả xử lý (so thực tế với đăng ký và công nghệ hiện hữu hoặc so với tương tự của nước ngoài); với thiết bị chế tạo trong nước cần chú ý 2 yếu tố: độ tin cậy và tuổi thọ thiết bị.

 

Xem toàn bộ tài liệu tại đây

 

Lê Minh Châu

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt