Phần 2. Khung của chương trình
1. Mục tiêu cuả chương trình
Định hướng hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển ngành CNMT có khả năng giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên giai đoạn 2016 – 2020.
Xây dựng định hướng, nghiên cứu hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải, kết hợp với thu hồi, tái chế chất thải và giảm tiêu hao năng lượng.
Xây dựng định hướng ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao trong xử lý và tái chế chất thải, giám sát chất lượng môi trường, làm cơ sở cho định hướng các nhiệm vụ KHCN thực hiện phục vụ phát triển ngành CNMT Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
2. Các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình
Kinh phí nghiên cứu nên tập trung cho các nội dung được nêu trong mục 2.3; các hoạt động R-D chủ yếu thực hiện trong 3 năm đầu; sau sơ kết đánh giá giữa kỳ sẽ hỗ trợ cho khoảng 30 – 50% các đề tài có triển vọng nhất để phát triển tới mức ứng dụng thực tế/thương mại hóa trong 2 năm còn lại.
Đề xuất xây dựng Quỹ phát triển CNMT hỗ trợ các doanh nghiệp hiện đang sản xuất các thiết bị môi trường ở quy mô nhỏ lẻ, ưu tiên các doanh nghiệp có liên kết với các tổ chức nghiên cứu.
Nội dung hỗ trợ: sản xuất thử, thử nghiệm, tiêu chuẩn hóa, đăng ký thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
- Tổ chức nghiên cứu và phát triển đã được Nhà nước đầu tư, có quan hệ với các trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn trên thê giới, từng bước thiết lập được quan hệ với cộng đồng khoa học và công nghệ thế giới, tạo ra một diễn đàn cho việc hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và các nước trở thành trung tâm lớn của quốc gia. Tổ chức này tập trung phát triển công nghệ môi trường làm cơ sở cho việc phát triển và cạnh tranh của công nghệ môi trường có nhiều triển vọng để đáp ứng nhu cầu cao. Đồng thời, nghiên cứu nâng cấp giá trị sử dụng của các công nghệ trung bình đang sử dụng, đánh giá và hoàn thiện.
- Đưa vào sử dụng các công nghệ mới tiên tiến, có nhiều triển vọng đã được nghiên cứu (không được sử dụng bởi các nguyên nhân khác nhau).
- Giai đoạn đến năm 2020, tập trung nghiên cứu công nghệ có tiềm năng thương mại lớn, như các quy trình sản xuất giảm dần và loại bỏ chất thải; đồng thời với giảm lượng sử dụng vật liệu độc hại (sản xuất công nghiệp xanh). Công nghệ xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường xuất hiện từ các mặt trái của công nghiệp mới.
- Tổ chức nghiên cứu và phát triển được phát triển trên cơ sở thực hiện quan hệ liên kết với doanh nghiệp với các đặc điểm cơ bản: Nghiên cứu khoa học gắn liền với sản xuất qua công nghệ trong khung cảnh đổi mới, các nhà khoa học trực tiếp tổ chức sản xuất - kinh doanh trên cơ sở kết quả nghiên cứu của mình, nghiên cứu cơ bản tác động tới một số ngành. Trong quan hệ gắn kết với nhau, bản thân nghiên cứu khoa học và sản xuất đã có nhiều thay đổi sâu sắc, gắn kết tổ chức nghiên cứu và phát triển với doanh nghiệp thông qua hệ thống đổi mới quốc gia, công viên khoa học và vườn ươm công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, conxoocxiom nghiên cứu, chương trình liên kết, dự án liên két chung giữa tổ chức nghiên cứu và phát triển với doanh nghiệp.
- Thành lập các cụm tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ môi trường về mặt ngành kinh tế - kỹ thuật - do cấp Bộ chỉ đạo nhằm xây dựng liên kết chặt chẽ giữa khoa học và công nghệ với doanh nghiệp
- Tổ chức phát triển công nghệ môi trường địa phương nhằm đẩy mạnh hợp tác và tăng cường nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng của các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Tổ chức có trách nhiệm giúp đỡ việc kiểm tra các vấn đề môi trường của địa phương và thực hiện các giải pháp triển khai công nghệ phát minh công nghệ mới.
- Khuyến khích phát triển các tổ chức nghiên cứu và phát triển của các công ty đa quốc gia
Trong thời gian qua, vấn đề quốc tế hóa nghiên cứu và phát triển thịnh hành ở các công ty xuyên quốc gia. Khi các công ty đa quốc gia xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển nhiều hơn, thì các hoạt động nghiên cứu và phát triển ở các nước OECD được quốc tế hóa và tiếp cận gần với hoạt động sản xuất ở nước ngoài.
Tiêu chí chung:
Hỗ trợ phát triển dự án P, thương mại hóa đối với những đề tài được đánh giá có triển vọng trong giai đoạn 2011 – 2015.
Ưu tiên R-D những công nghệ ứng dụng cho những ngành/khu vực đang được ưu tiên phát triển (ví dụ: khu công nghiệp, sản xuất xăng sinh học, chương trình nông thôn mới...), những nguồn thải có tải trọng ô nhiễm lớn, khó xử lý (ngành chăn nuôi trang trại, chế biến nông sản theo mùa...), có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội (năng lượng, dệt-may-da, chế biến nông-lâm-thủy sản), những lĩnh vực hay khu vực nóng, gây bức xúc xã hội (chế biến nông sản thực phẩm, môi trường nông thôn). Công nghệ xử lý tin cậy về mặt chất lượng, ít sử dụng hóa chất, sử dụng/bảo trì đơn giản, chi phí chấp nhận được.
2.3.1 Lĩnh vực Môi trường nước (nước cấp, nước thải)
(1) Nước cấp:
Tiêu chí: các công nghệ xử lý đồng bộ, bao gồm giảm bùn thải, đáp ứng các QCVN, đối tượng phục vụ: khu vực nông thôn, những vùng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu hoặc khó khăn về nguồn nước.
1) Công nghệ tiền xử lý cho các nguồn nước ô nhiễm nhẹ (tảo, hữu cơ, N);
2) Công nghệ lọc màng chi phí vận hành bằng hoặc thấp hơn công nghệ thông dụng, chất lượng nước ổn định và an toàn;
3) Công nghệ xử lý nước lợ, nước mặn, ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo và có thu hồi năng lượng.
(2) Nước thải:
Tiêu chí: Các công nghệ xử lý đồng bộ, bao gồm hệ xử lý giảm bùn thải, tự động hóa hợp lý, đáp ứng các QCVN về chất lượng đầu ra; xử lý tốt các đối tượngZ đặc thù; đạt được tiêu chí giảm chi phí năng lượng, hóa chất, thu hồi tối đa một đến 4 yếu tố: năng lượng, N, P, nước, và năng suất xử lý cao.
Các đối tượng được đầu tư nghiên cứu phải có đối tượng sử dụng và cần có chi phí phù hợp. Các công nghệ xử lý các đối tượng đặc thù phải xử lý tốt các đối tượng nước thải của các ngành nghề, đáp ứng các yêu cầu đặc thù của địa chỉ ứng dụng, các hướng ưu tiên như sau:
1) Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm (màu), tái sử dụng nước;
2) Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi (giàu VSS, N, P);
3) Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bột giấy hoặc giấy có sản xuất bột giấy (màu), tái sử dụng nước;
4) Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản (N, P) và nuôi tôm cá giống (N, tái sử dụng);
5) Công nghệ xử lý nước thải các nhà máy phân bón ít tiêu thụ năng lượng theo hướng thu hồi (N và nước);
6) Mô hình xử lý nước thải nông thôn dễ vận hành, bảo trì, chi phí thấp;
7) Các công nghệ xử lý nước thải chế biến các sản phẩm nông nghiệp theo mùa (cà phê, cao su, bột sắn, rau quả...);
8) Công nghệ xử lý nước thải có các thành phần khó xử lý vi sinh: thuộc da, hèm cồn, rỉ rác..., các loại nước thải sản xuất có nồng độ ô nhiễm (COD, muối) cao;
9) Các công nghệ vi sinh cao tải (yếm khí, hiếu khí sử dụng vi sinh dạng hạt)
(còn tiếp)
Lê Minh Châu