Logo
phone
Hotline: 02437327155
Định hướng ưu tiên nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng CNMTVN giai đoạn 2016-2020 (P2)
  14/06/2016
icon-zalo

 

Phần 1 Hiện trạng công nghiệp môi trường Việt Nam (CNMT VN)

 

1 Khái quát hiện trạng và năng lực CNMT VN

 

1.3 Thành tựu của CNMT

 

So sánh đóng góp của ngành CNMT VN, để đơn giản hóa, chỉ xem xét những ngành công nghiệp có đóng góp năm 2013 trên 3% tổng sản lượng của toàn khối và có tốc độ tăng trưởng trung bình 8 năm (2005-2013) trên 20%/năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy:

 

(1) Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn khối công nghiệp rất ấn tượng: 23,89%/năm;

 

(2) So sánh với 15 ngành quan trọng nhất ta thấy, các ngành nhóm nhóm E, tuy có quy mô rất nhỏ (0,55% tổng sản lượng công nghiệp 2013), nhưng lại có tốc độ tăng trưởng rất cao, cao hơn trung bình toàn khối công nghiệp: 27,14%/năm;

 

(3) So với các ngành tăng trưởng nhanh thì ngành CNMT chỉ thua kém 3 ngành: No22 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính, thiết bị quang học (48,06%/năm) là ngành có sự đóng góp chủ yếu của khối FDI, đặc biệt là Samsung; xấp xỷ ngành No20 Sản xuất kim loại (27,60%/năm); kém xa so với No15 Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế (135,75%/năm). Tuy nhiên, đây là kết quả của việc tham gia thị trường của riêng lọc dầu Bình Sơn, 3 năm cuối tốc độ tăng trưởng còn kém trung bình toàn ngành (12,3 – 17,5%/năm). Như vậy có thể nói, cùng với sản xuất kim loại, CNMT có tốc độ tăng trưởng trung bình thuộc loại cao nhất khối công nghiệp.

 

Riêng trong khối CNMT có một số nhận xét sau:

 

1. Đóng góp chính là các ngành 31 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước, đóng góp 0,25% tổng sản lượng CN) và 33 (Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế thải, đóng góp 0,24% tổng sản lượng CN).

 

2. Hai ngành còn lại chỉ đóng góp 0,06% tổng sản lượng CN, chủ yếu ở đây là ngành 32 (Thoát nước và xử lý nước thải, 0,06% tổng sản lượng CN), lưu ý đây là ngành rất quan trọng về khía cạnh bảo vệ môi trường.

 

3. Trong các ngành này, tốc độ tăng trưởng ngành 32 và 33 là rất cao so với trung bình toàn khối công nghiệp: 69,05%/năm và 37,81%/năm tương ứng, quan trọng hơn, là xu thế này (tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trung bình của toàn khối công nghiệp) có xu hướng bền vững, thể hiện ở số liệu tăng hơn trung bình của 2 năm cuối.

 

4. Ngành 34 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác) là ngành có quy mô nhỏ bé nhất, nhưng có tốc độ tăng trưởng trung bình lớn nhất (tăng 131,9%/năm!). Tuy nhiên, đóng góp chủ yếu thuộc về các hoạt động đột xuất của năm 2010 (tăng 833,4%/năm!), tăng trưởng 3 năm cuối không có ấn tượng lớn.

 

Các số liệu vừa phân tích cho thấy, ngành CNMT hiện có quy mô rất nhỏ, ngành thoát nước và xử lý nước thải rất quan trọng nhưng còn quá nhỏ, tuy nhiên có xu thế tăng trưởng các ngành trong nhóm tăng nhanh nhất toàn khối công nghiệp.

 

Các thiết bị và sản phẩm môi trường của Việt Nam bao gồm:

 

1. Thiết bị xử ký khí thải:

 

Việt Nam có một số công ty, tổ chức cung cấp thiết bị xử lý bụi, khí thải cho nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, mới chỉ thực hiện khâu lắp ráp.

 

Các doanh nghiệp tham gia theo hướng này bao gồm:

 

1) Tổng công ty Lắp máy Việt Nam;

 

2) Viện Nghiên cứu cơ khí;

 

3) Viện Nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động;

 

4) Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam;

 

5) Tổng công ty Cơ khí xây dựng;

 

6) Viện Luyện kim màu;

 

7) Viện Máy và dụng cụ công nghiệp.

 

2.  Thiết bị công nghệ xử lý chất thải, nước, nước thải:

 

Đối với nhóm thiết bị đốt đã có hai nhóm sản phẩm: lò đốt rác nguy hại và lò đốt rác thông thường.

 

Lò đốt rác thải nguy hại:

 

Các doanh nghiệp sản xuất lò đốt rác nguy hại là lò đốt đa cấp, hệ thống lò phản xạ đa vùng và lò đốt hai cấp với gam công suất tới 20T/ngày.

 

Các doanh nghiệp tham gia sản xuất:

 

1) Công ty KHCN và BVMT ( STEDRO);

 

2) Công ty TNHH Tám Thuận Phong;

 

3) Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga;

 

4) Công ty Bách khoa Hồ Chí Minh, Hà Nội…      

  

Lò đốt chất thải rác thông thường :

 

Dựa trên nền tảng công nghệ nước ngoài như Nhật Bản sản xuất các lò đốt rác không sử dụng nhiên liệu đốt, gam công suất tới 300T/ngày. Tuy nhiên, sản xuất chế tạo trong nhiều năm vẫn mang tính nhỏ lẻ, đơn chiếc và tự phát.

 

Các thiết bị xử lý nước, nước thải:

 

Các công ty của Việt Nam, nhất là những công ty lớn (SEEN, ASIATECH ...) có thể sản xuất được những thiết bị tiền xử lý, xử lý hóa lý (sàng rác, thiết bị tuyển nổi, lắng, lọc thông thường, các thiết bị tự động hóa...). Tuy nhiên, khó khăn là thiết kế các công nghệ đặc thù, các thiết bị cơ điện (bơm các loại, máy nén khí, các cơ cấu phân tán khí...), linh kiện điện tử, màng lọc... phần lớn phải nhập ngoại.

 

Tuy nhiên, sản xuất ở quy mô công nghiệp gặp khó khăn do thị trường chưa được tiêu chuẩn hóa.

 

3. Thiết bị công nghệ phân loại và tái chế rác thải:

 

Việt Nam đã sản xuất được các thiết bị, công nghệ phân loại rác trước xử lý (tỷ lệ nội địa hóa đã đạt 65 - 70%) và một số thiết bị xử lý rác thải đặc thù.

 

Lĩnh vực tái chế rác thải Việt Nam đã có thiết bị công nghệ phân loại, ủ phân hiếu khí sản xuất phân vi sinh từ rác hữu cơ (đã phân loại), sản xuất viên năng lượng, tái chế nhựa dẻo, phế thải cao su thành dầu RO. Hiện đã có khoảng 30 nhà máy xử lý RSH sử dụng công nghệ trong nước (Seraphin, An Sinh, MBT-CD.08) và các công nghệ nước ngoài (Tây Ban Nha, Đan Mạch, Bỉ, Pháp, Hàn Quốc) đang tham gia xử lý rác sinh hoạt cho các địa phương. Các nhà máy thường áp dụng công nghệ phân loại – chế tạo phân compost đối với phân đoạn hữu cơ – thu hồi/tái chế đối với kim loại, nhựa – đốt đối với phần hữu cơ trơ – sản xuất vật liệu xây dựng từ tro lò đốt và phần vô cơ, tuy nhiên mức độ thành công rất phụ thuộc vào thị trường, độ tin cậy của thiết bị cần được đánh giá thêm. 

 

Các doanh nghiệp tham gia sản xuất:

 

1) Công ty Seraphin;

 

2) Công ty Tâm Sinh Nghĩa (công nghệ An Sinh);

 

3) Công ty TNHH Thuỷ lực (công nghệ MBT-CD.08);

 

4) Công ty môi trường xanh;

 

5) Công ty đầu tư và phát triển Bình Phước;

 

6) Công ty Dân Xuân;

 

7) Công ty cổ phần môi trường Đà Nẵng.

 

4. Sản xuất sản phẩm môi trường:

 

Việt Nam làm chủ đưa công nghệ một số chủng vi khuẩn, một số hóa chất, vật liệu xử lý nước, nước thải (clo sát trùng, phèn, PAC, than hoạt tính, cát lọc, vật liệu mang vi sinh ...).

 

5. Sản xuất các thiết bị đo lường:

 

Đã sản xuất một số thiết bị đo, quan trọng tự động thông số môi trường tuy nhiên độ ổn định còn kém, thực chất là thiết bị điện tử, còn đầu đo chính (sensor) phải nhập ngoại.

 

6. Sản xuất các “sản phẩm xanh”:

 

Hiện có một số dòng sản phẩm được gắn nhãn xanh Việt Nam, gồm:

 

- Bóng đèn compact (8 loại), bóng đèn hình quang ống thẳng (18);

 

- Sơn phủ dùng trong xây dựng (Majectic, Pcart, Silk, Jptashield);

 

- Máy in  (Fuji Xerox Docuprint p355d, fuji veox docuprint p355db)

 

Vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường.

 

1. Công nghiệp tái chế giấy:

 

Công nghiệp sản xuất giấy bao bì và giấy in báo là công nghiệp tái chế sử dụng 100% nguyên liệu giấy tái chế (giấy bao bì)

 

2. Công nghiệp tái chế nhựa:

 

Nguyên liệu nhựa thải có chất lượng nhưng chưa được tận dụng có hiệu quả. Việt Nam chưa có công nghiệp tái chế nhựa.

 

3. Công nghiệp tái chế kim loại:

 

Tái chế kim loại quy mô lớn, chủ yếu là các nhà máy luyện thép sử dụng thép phế nhập khẩu (hợp thép phế trong nước đáp ứng 30%)

 

4. Công nghiệp tái chế chất thải điện tử:

 

Việt Nam chưa có công nghiệp tái chế chất thải điện tử đúng nghĩa, chỉ có các cơ sở tái chế nhỏ và làng nghề.

 

5. Công nghiệp tái chế gắn với nguồn CTR đô thị:

 

- Công nghiệp tái chế chất thải hữu cơ làm phân vi sinh được thực hiện ở 22 trong số các nhà máy xử lý rác sinh hoạt đã nêu ở trên, quy mô nhỏ nhất là Cầu Diễn (Hà Nội, 50 T/ngày, ODA Tây Ban Nha, hoạt động rất khó khăn); thường gặp xung quanh 200 T/ngày như: Nam Định (250 T/ngày, ODA Pháp, hoạt động rất khó khăn); Tràng Cát (Hải Phòng, 200 T/ngày, ODA Hàn Quốc, hoạt động rất khó khăn); Đông Vinh (Nghệ An, 200 T/ngày, công nghệ Seraphin); Thủy Phương (Huế, 150 T/ngày, công nghệ Aan Sinh)...

 

- Công nghiệp đốt rác phát điện mới thể hiện ở các dự án chưa thực hiện.

 

- Các nhà máy làm viên đốt, vật liệu xây dựng hầu như không có đầu ra, hoạt động cầm chừng hoặc dừng. Ví dụ: khu vực Tây Nguyên dự kiến xây dựng 6 nhà máy, trong số 2 nhà máy xây xong thì đóng cửa 1, nhà máy thứ hai hoạt động cầm chừng, 4 nhà máy còn lại đang xây dựng. 

 

6. Công nghiệp tái chế gắn với xử lý chế biến CTNH:

 

- Có khoảng 13 cơ sở tái chế dầu thải, một số cơ sở tái chế acquy dưới danh nghĩa là các công ty xử lý chế biến chất thải nguy hại.

 

- Đốt chất thải nguy hại thu hồi nhiệt, phát điện.

 

Thành phố Hà Nội đang triển khai dự án đốt chất thải công nghiệp phát điện công suất 70 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí Minh có 1 nhà máy đốt chất thải công nghiệp nguy hại, kết hợp thu hồi nhiệt.

 

7. Công nghiệp tái chế chất thải rắn CN:

 

- CTR ngành điện: Xử lý tro xỉ;

 

- CTR ngành thép: Xả lò cao, lô điện và bụi thải;

 

- CTR ngành đóng tàu;

 

- CTR trong khai thác khoáng sản.

 

8. Làng nghề tái chế:

 

Việt Nam có khoảng 100 làng nghề tái chế, tập trung vào một số nguyên liệu chính phổ biến, như kim loại, giấy, nhựa các loại. Các làng nghề có đóng góp nhất định về khía cạnh thu hồi tài nguyên, tạo thu nhập. Song, hiện trạng môi trường gần như không được kiểm soát.

 

2. Về hoạt động KHCN giai đoạn 2010 – 2015:

 

Theo kết quả đánh giá của Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp MT VN đến 2015, tầm nhìn đến 2025 giai đoạn 2010-2015, đã có 63 nhiệm vụ trong đó có 14 dự án được tuyển chọn và thực hiện. Tuy nhiên, do mối liên hệ nghiên cứu – người sử dụng/thị trường còn yếu nên khả năng ứng dụng còn hạn chế. (còn tiếp)

 

Xem toàn bộ tài liệu tại đây

 

Lê Minh Châu

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt