Logo
phone
Hotline: 02437327155
Định hướng ưu tiên nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng CNMTVN giai đoạn 2016-2020 (P1)
  14/04/2016
icon-zalo

 

Phần 1 Hiện trạng công nghiệp môi trường Việt Nam (CNMT VN)

 

1 Khái quát hiện trạng và năng lực CNMT VN


1.1  So sánh quy mô CNMTVN với thế giới

 

Để đánh giá về quy mô hay đóng góp của một ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, thường dùng chỉ số tỷ lệ chi phí bảo vệ môi trường so với GDP. Để hình dung quy mô của CNMT Việt Nam, ta xem xét số liệu của Liên minh châu Âu (EU-28), Mỹ và Nhật Bản (các nước phát triển) để so sánh.

 

Ở EU-28, chi phí bảo vệ môi trường được tính từ ba lĩnh vực được hoặc cung cấp dịch vụ, đó là: (i) dịch vụ công, (ii) công nghiệp (bao gồm các ngành khai mỏ, sản xuất, cung ứng điện, gas, nước) và (iii) các dịch vụ đặc thù khác (ví dụ thu gom xử lý chất thải rắn – lĩnh vực này vừa có sự tham gia của các công ty tư nhân lẫn công ích nhà nước).

 

Theo cơ quan thống kê EU [1] (Eurostat, (18/10/2015)), tỷ lệ này năm 2013 trong khối EU-28 lớn nhất là lĩnh vực dịch vụ đặc thù: 1,11% GDP (145 tỷ Euro), dịch vụ công: 0,67%  (87,2 tỷ Euro) và công nghiệp: 0,4% GDP (51,6 tỷ Euro). Tổng số là 283,8 tỷ Euro = 2,18% GDP toàn khối.

 

Tương tự, theo [2] (EBJ, 2014) ở Mỹ, sản lượng CNMT chiếm 2,81% GDP (2013), đạt 344,84 tỷ USD, trong khi thị trường tiêu thụ 340,4 tỷ USD; ở Nhật, thị trường tương ứng là 104,8 tỷ USD (với GDP [3] (WB, 2013) = 4898,5 tỷ USD, con số này ứng với 2,14% GDP), như vậy có thể coi 2,14-2,81% GDP là quy mô CNMT ở các nước phát triển. Cũng theo nguồn trên, ở quy mô toàn cầu, CNMT đóng góp 1.047 tỷ USD. Theo Liên hợp quốc, GDP (2013) toàn cầu là 75.129,773 tỷ USD. Vậy, con số trên ứng với 1,4% GDP, đây là mức trung bình của toàn thế giới.

 

Bảng 1. So sánh giá trị và phần đóng góp của CNMT trong GDP 2013 (% GDP)

 

USA

Nhật

Tb thế giới

EU28

Việt Nam

340,4 tỷ $

104,8 tỷ $

1.047 tỷ $

283,8 tỷ $

3.584.262 VNĐ

(171 tỷ $)

2,77%

2,14%

1,4%

2,18%

~0,5%

Environmental Business Journal (EBJ), WB, UN

http://ec.europa.eu/eurostat/statistics-explained/

Niên giám TK 2014, NXB TKHN, 2015

 Theo Tổng cục thống kê [4] (TCTK, 2015), công nghiệp Việt Nam được phân loại thành 4 nhóm ngành, ngành công nghiệp môi trường thuộc nhóm ngành “Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải” bao gồm 4 ngành: (1) Khai thác, xử lý và cung cấp nước; (2) Thoát nước và xử lý nước thải; (3) Thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu và (4) Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác.

 

Ở Việt Nam, cấp nước và các hoạt động môi trường, nhất là các ngành cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt vẫn còn mang nặng đặc trưng bao cấp, vì vậy, số liệu thống kê rất thiếu và còn chưa đủ độ tin cậy (xem Bảng 1).  Theo Niên giám thống kê năm 2014, đến ngày 31/12/2013, Việt Nam có 1125 doanh nghiệp công nghiệp môi trường hoạt động trong 4 lĩnh vực:

 

1. Khai thác, xử lý, cung cấp nước:                                    381 doanh nghiệp;

 

2. Thoát nước và xử lý nước thải:                                      170 doanh nghiệp;

 

3. Thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải:                             547 doanh nghiệp;

 

4. Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác:      27 doanh nghiệp.

 

Tổng sản phẩm theo giá hiện hành của doanh nghiệp môi trường năm 2013 là 17.883 tỷ (tổng sản phẩm quốc gia 3.584.262 tỷ [4]) (0,499% GDP), năm 2014 là 19.526 tỷ (tổng sản phẩm quốc gia 3.937.856 tỷ) (0,496% GDP), tăng trưởng 9,19%/năm, gần gấp đôi so với tăng trưởng GDP (5,98%), chiếm gần 0,5%  tổng sản phẩm trong nước [4], cao hơn nhiều so với tăng trưởng công nghiệp cùng kỳ (7,15%) [5] (http://www.gso.gov.vn (truy cập 28.10.2015); chú ý: số liệu GDP 2013 và 2014 không phù hợp với % tăng trưởng GDP.

 

Xem toàn bộ tài liệu tại đây


Lê Minh Châu

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt