Để có thể giải quyết được các vấn đề bất cấp ở trên, cần phải xây dựng được một chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dài hơi phục vụ cho ngành công nghiệp môi trường, trước mắt để đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngành và sau đó, đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển. Chương trình này phải gắn kết được các yếu tố chi phối đến không chỉ sự phát triển chung của ngành mà còn cả các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực.
Đổi mới nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền về đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực ngành công nghiệp môi trường: Xác định trên cơ sở quan điểm chung là nguồn nhân lực ngành là yếu tố quyết định đến sự phát triển ngành; tăng cường truyền thông về đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp môi trường thông qua các hình thức khác nhau.
Gắn kết phát triển ngành với phát triển nguồn nhân lực: Gắn kết phát triển ngành với phát triển nguồn nhân lực triển kinh tế xã hội của đất nước theo đặc trưng vùng miền; Tiến hành phân công lao động thực hiện chuyên môn hóa sâu lực lượng lao động để có thể khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và các thế mạnh khác có hiệu quarnguoonf nhân lực và các thế mạnh khác của mỗi địa phương và toàn vùng; Bảo đảm sự cân đối giữa nguồn nhân lực và các yếu tố khác trong hoạt đọng và phát triển ngành; Mỗi nhóm ngành, mỗi đơn vị cần có một cơ cấu hợp lý bảo đảm phát triển nhanh và thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực, đông thời tạo ra một cơ cấu hợp lý trong toàn ngành và nhóm ngành; Phân bố các đơn vị hoạt động phải gắn kết với đặc điểm địa lý, trên khái cạnh nơi tập trung và các trung tâm đào tạo lớn của cả nước, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu phát triển ngành trong địa phương; Có chính sách hợp lý về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đào thải lao động ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
- Phát triển các hệ thống đào tạo nguồn nhân lực: Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo phát triển và sử dụng nhân lực ngành công nghiệp môi trường; Phát triển hệ thống giáo dục đại học phục vụ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho nhành; Trước hế phải chuẩn hóa chương trình và giáo trình đào taojcos liên quan trong đào tạo; chuẩn hóa cơ sở vật chất của các trườngđại học, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học. Đồng thời tăng cường công tác quản lý giáo dục và hợp tác quốc tế; Xây dựng đôị ngũ chuyên gia và giảng viên trình độ cao, nhiều kinh nghiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và nghiên cứu; Phát triển hệ thống đào tạo nghề. Cần phải chuẩn hoa chương trình đào tạo nghề. Đào tạo nghề gắn với yêu cầu phát triển của từng nhóm ngành và địa phương, thực hiện sự liên kết và phối hợp giữa các các địa phương và nhóm ngành. Tăng cường sự đàu tư của chính quyền cho công tác đào tạo nghề, coi đầu tư này là đầu tư phát triển
đồng thời thúc đẩy quá trình xã hội hóa đào tạo nghề; Có các chương trình tập huán, nâng cao, cập nhật kiến thức trong ngành, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực; mở rộng, củng cố , nâng cấp và tăng cường đầu tư các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khu vực công lập; xây dựng và phát triển các phòng thí nghiệm chuyên ngành, cơ sở thực hành, thư viện, phòng học; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng trong ngành công nghiệp môi trường; Đảm bảo vốn ngân sách và vốn xã hội hóa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trong mọi điều kiện hòa cảnh.
Tất cả các giải pháp này có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, nên trong quá trình thực hiện cần phải tiến hành đồng bộ. Trong đó, giải pháp xây dựng chiến lược về nhân sự có sự định hướng lâu dài sẽ là nền tảng, là căn cứ cho các ké hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Điều này nên được cụ thể hóa bằng những chính sách, kế hoạch đào tạo, phát triển nhân vien, các chính sách khen thưởng và động viên khuyến khích các cá nhân và tập thể có đóng góp cho đơn vị. Bên cạnh đó cần tạo ra một môi trường làm việc an toàn và thuận lwoij để người lao động có thể an tâm làm việc, phát huy năng lực sáng tạo của mình. Một môi trường làm việc “mở” trong đó các nhân viên có thể đối thoại trực tiếp với các cấp lãnh đạo và đưa ra ý kiến đóng góp về các hoạt động của doanh nghiệp sẽ góp phần làm giảm thiểu nnhuwngx sự hiểu lầm là mống của các tranh chấp và các mối bất hòa trong quan hệ cá nhân và công việc thường hiện hữu trong hiều doanh nghiệp.
BOX Đánh giá tác động của các giải pháp Giống như các vấn đề có liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực chung đối với nền kinh tế Việt Nam, khi đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, sẽ có các tác động nhất định tương hỗ và giao thoa với các yếu tố khác có thể được liệt kê như sau: - Việc tập trung quá mức nguồn lực trong đào tạo nhân lực cho một nhóm ngành sẽ gây mất cân bằng cho nguồn nhân lực chung của toàn ngành, và vì vậy, sẽ cần phải lồng ghép các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực với quy hoạch phát triển chung của ngành. Ngoài ra, yếu tố này còn có thể gây ra các tác động không nhỏ với định hướng phát triển các nhóm ngành, khi đánh giá qua cơ sở hạ tầng (trong đó có nguồn nhân lực) làm cơ sở cho định hướng phát triển các nhóm ngành công nghiệp môi trường, đặc biệt là nhóm ngành công nghệ và kỹ thuật cao. - Tỷ lệ mất cân đối trong đào tạo lao động kỹ thuật và lao động trình độ cao (từ đại học trở lên), cộng với việc sử dụng không hợp lý nguồn nhân lực tại xcác cơ sở doanh nghiệp và các đơn vị quản lý sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong phát triển. Vì vậy, cần phải ưu tiên vấn đề quy hoạch phát triển ở cấp vĩ mô và vi mô nhằm xác định mục tiêu đào tạo cụ thể nguồn nhân lực trong từng giai đoạn, đối với mỗi nhóm ngành nghề và thậm chí đối với từng địa phương. - Cần phải giải quyết toàn diện các yếu tố tác động có liên quan như cân bằng lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường, nhằm tránh tình trạng nguồn nhân lực thực hiện lại không phân bố theo đúng cơ cấu hợp lý, vừa dư thừa nhưng lại vừa thiếu thốn. |
Xem toàn bộ bài viết tại đây
PGSTS. Huỳnh Trung Hải