Logo
phone
Hotline: 02437327155
Đề xuất thể chế hóa việc triển khai áp dụng BAT tại Việt Nam (Phần tiếp theo)
  16/08/2021
icon-zalo

 

Mới đây, Bộ TN&MT đã ban hành Dự thảo Nghị định thi hành Luật BVMT năm 2020 “Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất” (BAT). Để cùng trao đổi, thảo luận, đóng góp vào việc hoàn thiện Nghị định, bài viết của ông Lê Minh Đức - Chuyên gia tư vấn độc lập phân tích thực tế áp dụng BAT tại các nước và một số đề xuất thể chế hóa việc triển khai áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới.

 

Đề xuất thể chế hóa việc triển khai áp dụng BAT tại Việt Nam

 

-          Các nội dung của Nghị định

Từ kinh nghiệm các nước, Nhà nước/Bộ TN&MT chỉ quản lý đầu ra công nghệ.  Áp dụng BAT bản chất là áp dụng trần phát thải (ELV) tương ứng BAT để buộc doanh nghiệp phải áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất hoặc tương đương để đáp ứng yêu cầu của Luật.

 

Nghị định Điều 63 quy định trách nhiệm “xây dựng hướng dẫn kỹ thuật áp dụng BAT” là không khả thi và khó thực hiện. Trước hết, vì BAT chứa đựng bí quyết kỹ thuật quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không dễ tiết lộ và chuyển giao. Theo luật về sở hữu, doanh nghiệp có quyền không cung cấp thông tin chi tiết về công nghệ/kỹ thuật, và Nhà nước cũng phải cam kết không tiết lộ thông tin doanh nghiệp cho bên thứ 3. Điều tra doanh nghiệp trên thực tế, chủ yếu thu thập thông tin công khai, các số liệu đầu ra của công nghệ/doanh nghiệp. Tài liệu tham chiếu BAT (BREF) với các mô tả chi tiết BAT không phải tài liệu chuyển giao công nghệ, chỉ mang tính tham khảo và định hướng áp dụng BAT.

 

Luật BVMT 2020, Điều 105 (3) cho phép hoặc xem xét công nhận kỹ thuật hiện có tốt nhất đã được áp dụng tại Nhóm các nước công nghiệp phát triển được phép áp dụng tại Việt Namthay thế cho việc xây dựng hướng dẫn kỹ thuật không khả thi. Vì vậy, đề xuất bỏ quy định tại điều 63 của Dự thảo về trách nhiệm “ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất”. Thay vào đó, Bộ TN&MT có trách nhiệm xây dựng và ban hành danh mục Hồ sơ tham chiếu BAT (BREFs) và các giá trị trần phát thải (ELV) để làm cơ sở cho ra các quy định giá trị phát thải và điều kiện cho cấp phép tích hợp.

 

Đề xuất, cần có quy định chung mang tính bao trùm như dự thảo dưới đây:

 

Điều … : Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có các hoạt động nguy cơ tác động xấu đến môi trường thuộc nhóm I,  quy định tại  Phụ lục… ban hành kèm theo Nghị định này phải xin giấy phép môi trường tích hợp dựa trên kỹ thuật hiện có tốt nhất.

 

Việc áp dụng giấy phép môi trường tích hợp sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026, sau khi Chính phủ phê duyệt và ban hành danh mục kỹ thuật hiện có tốt nhất (BREF) và trần phát thải (ELV).

 

Liên quan đến các quy định áp dụng BAT, cần thiết phải có hệ thống các quy định về giấy phép tích hợp (integrated Environmental Permit). Luật của các nước đưa ra hàng loạt các quy định liên quan đến trách nhiệm, trình tự thủ tục thực hiện đối với cơ quan thẩm quyền cấp phép (CPA), chủ doanh nghiệp/operator nộp đơn xin cấp giấy phép, mẫu giấy phép và các điều kiện cấp giấy phép, xác định mối quan hệ giữa các hệ thống quy định cấp phép khác…

 

Cụ thể, quy định xác lập giấy phép cho ngành/sector như sau: (1) xác định phạm vi và quy mô các vấn đề môi trường, các hoạt động ô nhiễm chính, (2) Điều tra và thu thập thông tin, (3) Đánh giá các kỹ thuật và lựa chọn BAT, (4) Xây dựng BREFs và các BAT-AELs và BAT-AEPLs, (5) Xác định và phê duyệt ELVs của ngành và từng hoạt động đặc thù và (6) xây dựng các điều kiện giấy phép và thủ tục cấp giấy phép.

 

Về phía Chủ doanh nghiệp/operator, bên nộp đơn xin giấy phép phải thực hiện các trình tự thủ tục sau: (1) Chủ cơ sở tham vấn cơ quan thẩm quyền cấp phép (CPA), (2) Chủ cơ sở chuẩn bị và nộp đơn xin cấp phép, (3) CPA Tiếp nhận và kiểm tra thông tin trong đơn, (4) Xem xét và cam kết bảo mật thông tin, không tiết lộ cho bên thứ 3, (5) CPA Tham vấn với bộ ngành, địa phương và các tổ chức liên quan, (6) CPA Đánh giá và xác định các điều kiện giấy phép, (7) Cấp giấy phép hoặc từ chối.

 

Việt Nam có thể tham khảo Luật của các nước, như Đạo luật ICPDF (2015) của Hàn Quốc bao gồm các điều khoản liên quan đến giấy phép tích hợp: Điều 5 (tham vấn giấy phép), Điều 6 (giấy phép tích hợp), Điều 7 (tiêu chí cấp giấy phép), Điều 8 ( mức xả thải cho phép), Điều 24 ( các kỹ thuật sẵn có tốt nhất) và Điều 31 (tự quan trắc). Hay học hỏi Chỉ thị phát thải công nghiệp (IED), đặc biệt chương II, từ điều 10 đến điều 27 về cấp phép và các phụ lục.

 

Về lộ trình áp dụng BAT, Dự thảo Nghị định đặt ra mốc thời gian cho việc “áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất” đến ngày 1/12/2035 là quá dài. Các chuyên gia cho rằng, cơ sở để “áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất” ở Việt Nam đã sẵn sàng, do nhiều nước đã áp dụng BAT, danh mục BREFs và các quy định về trần phát thải theo BAT (ELV) của nhiều lĩnh vực đã sẵn có để tham khảo. Luật BVMT năm 2020, Điều 105 (3) quy định cho phép “xem xét công nhận kỹ thuật hiện có tốt nhất đã được áp dụng tại Nhóm các nước công nghiệp phát triển được phép áp dụng tại Việt Nam”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sớm triển khai BAT ở Việt Nam.

 

Thời điểm BAT có hiệu lực thi hành chính là thời điểm mà Bộ TN&MT đã hoàn thành phê duyệt và ban hành danh mục BREF và các giá trị trần phát thải (ELV) dựa trên công nghệ (BAT), đề xuất là 01/01/2026. Năm 2025 cũng là mốc thực hiện lộ trình áp dụng Quy chuẩn môi trường quốc gia về khí thải công nghiệp và nước thải công nghiệp. Hiên dự thảo quy chuẩn này đang được lấy ý kiến rộng rãi, dự kiến ban hành vào cuối năm 2021. Các quy chuẩn này rất gần với BAT-AELs của EU, chúng bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau

 

Để thực hiện được lộ trình này, kiến nghị một số nội dung sau:

 

     i.               Bộ TN&MT sớm thành lập các nhóm công tác kỹ thuật (TWG) theo chuyên ngành và đầu tư các chương trình thu thập thông tin và xác định BAT. Bộ cũng chủ trì phối hợp với Bộ ngành, địa phương và các hiệp hội chuyên ngành và các trường đại học, viện nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về BAT, tài liệu tham chiếu BAT (BREF) và xác định trần phát thải (ELV) đối với các ngành, lĩnh vực hoạt đông nguy cơ ô nhiễm cao và các chất ô nhiễm đã được quy định tại các công ước quốc tế ;

 

   ii.                Trước năm 2025, Bộ TN&MT hoàn thiện và ban hành chính thức quy trình lồng ghép bắt buộc các giá trị BAT- AEL, BAT-AEPL trong hệ thống cấp phép môi trường tích hợp của Việt Nam

 

Vấn đề tổ chức cơ quan đầu mối CPA của Việt Nam, vấn đề còn thiếu trong các quy định của Luật và Nghị định. Vì vậy, đề xuất cần có quy định trong Nghị định về thành lập cơ quan đầu mối (CPA) độc lập và một cửa thuộc Bộ TN&MT, cùng các quy định chức năng và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan này.

 

-          Sửa đổi phụ lục Dự thảo Nghị định

 

Việt Nam có thể sử dụng cách phân loại các hoạt động công nghiệp theo Phụ lục I của IED (Industrial Emission Directorate 2010) với tên gọi“Categorie of activities referred to  Article 10” thay thế Phụ lục 6 làm cơ sở cấp phép. Rất nhiều nước như Nga, Hàn Quốc đã sử dụng danh mục này với các tên gọi và phân loại giống như EU (ngành, phân ngành, quy mô phân theo công suất của từng loại hình công nghệ khác nhau. Đề xuất này phù hợp với tiếp cận “xem xét công nhận kỹ thuật hiện có tốt nhất đã được áp dụng tại Nhóm các nước công nghiệp phát triển được phép áp dụng tại Việt Namtại điều 105 (3) của Luật BVMT.

 

Trước hết, sửa đổi tên gọi của Phụ lục 6 thành “các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” , thay thế tên gọi “các loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ”.  Hợp nhất danh mục Phụ lục 6 và 7a vào cùng nhóm I. Trong đó, nhóm các hoạt động ràng buộc với BAT là một phần quan trọng của nhóm I, hướng đến các doanh nghiệp quy mô lớn, thải lượng lớn (chiếm 60-70% tổng lượng thải) và nguồn phát sinh các chất ô nhiễm cần kiểm soát đặc biệt như POP và các chất đã được công ước quốc tế quy định.

 

Kiến nghị danh mục các hoạt động gây ô nhiễm môi trường nhóm I, trong đó có nhóm hoạt động liên quan đến giấy phép tích hợp cần phải được xây dựng lại trên cơ sở tham vấn các cơ quan chuyên môn và chuyên gia, tiêu chí khoa học công nghệ cũng như thực tiễn sản xuất của Việt Nam và phù hợp với thế giới để có thể hội nhập.

 

Trong phụ lục hướng dẫn hiện vẫn còn thiếu trong các quy định như : (i) trình tự thủ tục thu thập thông tin, đánh giá kỹ thuật, lựa chọn BAT và xây dựng Hồ sơ tham chiếu BAT (BREFs) - bao gồm cả hồ sơ kỹ thuật hay kết luận về BAT (BATconclusion); (ii) thời gian định kỳ cập nhật danh mục BAT và BAT-AEL; (iii) chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện BAT, phân biệt với các doanh nghiệp không thực hiện và các hỗ trợ khác. Những nội dung này đề nghị tiếp tục đưa vào các thông tư hướng dẫn tiếp theo.

 

Tham khảo toàn bộ bài viết tại đây

 

Lê Minh Đức-Chuyên gia tư vấn độc lập

 

VEIA

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt