Đánh giá tác động môi trườngTừ luật pháp đến thực tiễn
Không thể phủ nhận tầm quan trọng và hiệu quả của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong công tác quản lý môi trường. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng ĐTM, đáp ứng yêu cầu của thực tế quản lý môi trường thì việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Đánh giá tác động môi trường từ luật pháp đến thực tiễn
Tham vấn cộng đồng còn hạn chế
Tuyên bố Rio 1992 khẳng định, các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia rộng rãi của quần chúng, bởi vậy việc giáo dục, sự tham gia và tiếp cận thông tin của quần chúng cần được tăng cường đồng thời.
Việt Nam đã quy định thực hiện ĐTM đối với một số loại hình dự án phát triển trong Luật Bảo vệ Môi trường từ năm 1993. Đến năm 2005, nội dung tham vấn và công khai thông tin liên quan đến ĐTM mới được đưa vào Luật Bảo vệ Môi trường. Tuy nhiên, việc tham vấn và công khai thông tin ở Việt Nam hiện vẫn còn quá nhiều hạn chế về cả quy định pháp luật và thực tiễn thực thi. Vì vậy, các xung đột liên quan do đó khó có thể được phòng ngừa và kiểm soát ngay từ ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng dự án.
Yêu cầu tham vấn cộng đồng trong hoạt động ĐTM được quy định như một nội dung bắt buộc của báo cáo ĐTM tại Điều 20, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2005. Mặc dù, Thông tư 05/2008/TT-BTNMT có quy định UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ dự án đối thoại với các bên liên quan trong trường hợp cần thiết và đưa biên bản đối thoại đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo ĐTM, thực tế các yêu cầu tham vấn cộng đồng vẫn chưa rõ ràng và chưa phải là quy định bắt buộc thực hiện.
Nghị định 29/2011/NĐ-CP đã khác phục khiếm khuyết này thông qua quy định tại Điều 14 - Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, chủ dự án phải tổ chức tham vấn ý kiến: UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án; Đại diện cộng đông dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án. Quá trình tham vấn được thực hiện bằng cách "chủ dự án gửi văn bản đến UBND cáp xã, đại diện cộng đông dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp BVMT của dự án xin ý kiến tham vấn" (Điều 15 của Nghị định).
Tuy nhiên cần có quy định rõ ràng hơn "trường hợp cần thiết" nào thì "UBND cấp xã triệu tập đại diện của tổ chức, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, thông tin cho chủ dự án biết về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia buổi đối thoại, cùng chủ dự án chủ trì tổ chức buổi đối thoại".
Đề xuất làm ĐTM theo 2 bước
Hầu hết các dự án ở nước ta thực hiện ĐTM sau khi địa điểm triển khai đã được lựa. Các báo cáo ĐTM chỉ tập trung vào phân tích đặc điểm địa hình, hiện trạng chất lượng môi trường của khu vực dự án và bỏ qua việc đánh giá các tác động cộng hưởng, tác động tích lũy cũng như nguy cơ xảy ra xung đột sử dụng tài nguyên với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác. Chính vì không chú ý đến đặc thù của địa điểm triển khai dự án nên nhiều ĐTM của các dự án cùng loại hình sản xuất, kinh doanh rất giống nhau, thậm chí có những đoạn "cắt - dán" nguyên bản, không chỉnh sửa.
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã bổ sung quy định đối với dự án lớn, dự án có khả năng tác động xấu đến các thành phần môi trường “phải thực hiện đánh giá tác động sơ bộ trong giai đoạn báo cáo đầu tư”, như vậy việc lập ĐTM đối với các dự án này phải được tiến hành 2 bước là Đánh giá tác động môi trường sơ bộ và Đánh giá tác động môi trường chi tiết. Nội dung ĐTM sơ bộ giúp cơ quan quản lý môi trường có đủ cơ sở cân nhắc và đưa ra các nhận xét về lựa chọn địa điểm, về lựa chọn nguyên liệu và công nghệ, từ đó quyết định có thông qua dự án hay không. Khi được chấp thuận, chủ đầu tư mới cần làm ĐTM chi tiết. Việc làm này, theo các chuyên gia, sẽ góp phần sàng lọc các dự án, tránh việc lãng phí cho doanh nghiệp.
Thường trực Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội có ý kiến, thực tiễn trong thời gian qua, có một số dự án phải lập báo cáo đầu tư, xin chủ trương đầu tư nhưng sau khi lập ĐTM thấy xuất hiện những tác động xấu đến môi trường, buộc phải điều chỉnh dự án hoặc thậm chí bị đình chỉ dự án, gây lãng phí cho chủ đầu tư và xã hội. Vì vậy, việc quy định 2 bước lập ĐTM đối với các dự án do Chính phủ quy định là cần thiết.
Các chuyên gia môi trường cũng cho rằng, việc lập ĐTM qua 2 bước sẽ hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Nếu ở ngay ĐTM sơ bộ, dự án bộc lộ “vấn đề”, không được chấp thuận đầu tư thì chủ dự án sẽ không phải mất thời gian, kinh phí làm ĐTM chi tiết.
Đánh giá tác động môi trường từ luật pháp đến thực tiễn
Tham vấn cộng đồng còn hạn chế
Tuyên bố Rio 1992 khẳng định, các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia rộng rãi của quần chúng, bởi vậy việc giáo dục, sự tham gia và tiếp cận thông tin của quần chúng cần được tăng cường đồng thời.
Việt Nam đã quy định thực hiện ĐTM đối với một số loại hình dự án phát triển trong Luật Bảo vệ Môi trường từ năm 1993. Đến năm 2005, nội dung tham vấn và công khai thông tin liên quan đến ĐTM mới được đưa vào Luật Bảo vệ Môi trường. Tuy nhiên, việc tham vấn và công khai thông tin ở Việt Nam hiện vẫn còn quá nhiều hạn chế về cả quy định pháp luật và thực tiễn thực thi. Vì vậy, các xung đột liên quan do đó khó có thể được phòng ngừa và kiểm soát ngay từ ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng dự án.
Yêu cầu tham vấn cộng đồng trong hoạt động ĐTM được quy định như một nội dung bắt buộc của báo cáo ĐTM tại Điều 20, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2005. Mặc dù, Thông tư 05/2008/TT-BTNMT có quy định UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ dự án đối thoại với các bên liên quan trong trường hợp cần thiết và đưa biên bản đối thoại đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo ĐTM, thực tế các yêu cầu tham vấn cộng đồng vẫn chưa rõ ràng và chưa phải là quy định bắt buộc thực hiện.
Nghị định 29/2011/NĐ-CP đã khác phục khiếm khuyết này thông qua quy định tại Điều 14 - Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, chủ dự án phải tổ chức tham vấn ý kiến: UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án; Đại diện cộng đông dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án. Quá trình tham vấn được thực hiện bằng cách "chủ dự án gửi văn bản đến UBND cáp xã, đại diện cộng đông dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp BVMT của dự án xin ý kiến tham vấn" (Điều 15 của Nghị định).
Tuy nhiên cần có quy định rõ ràng hơn "trường hợp cần thiết" nào thì "UBND cấp xã triệu tập đại diện của tổ chức, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, thông tin cho chủ dự án biết về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia buổi đối thoại, cùng chủ dự án chủ trì tổ chức buổi đối thoại".
Đề xuất làm ĐTM theo 2 bước
Hầu hết các dự án ở nước ta thực hiện ĐTM sau khi địa điểm triển khai đã được lựa. Các báo cáo ĐTM chỉ tập trung vào phân tích đặc điểm địa hình, hiện trạng chất lượng môi trường của khu vực dự án và bỏ qua việc đánh giá các tác động cộng hưởng, tác động tích lũy cũng như nguy cơ xảy ra xung đột sử dụng tài nguyên với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác. Chính vì không chú ý đến đặc thù của địa điểm triển khai dự án nên nhiều ĐTM của các dự án cùng loại hình sản xuất, kinh doanh rất giống nhau, thậm chí có những đoạn "cắt - dán" nguyên bản, không chỉnh sửa.
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã bổ sung quy định đối với dự án lớn, dự án có khả năng tác động xấu đến các thành phần môi trường “phải thực hiện đánh giá tác động sơ bộ trong giai đoạn báo cáo đầu tư”, như vậy việc lập ĐTM đối với các dự án này phải được tiến hành 2 bước là Đánh giá tác động môi trường sơ bộ và Đánh giá tác động môi trường chi tiết. Nội dung ĐTM sơ bộ giúp cơ quan quản lý môi trường có đủ cơ sở cân nhắc và đưa ra các nhận xét về lựa chọn địa điểm, về lựa chọn nguyên liệu và công nghệ, từ đó quyết định có thông qua dự án hay không. Khi được chấp thuận, chủ đầu tư mới cần làm ĐTM chi tiết. Việc làm này, theo các chuyên gia, sẽ góp phần sàng lọc các dự án, tránh việc lãng phí cho doanh nghiệp.
Thường trực Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội có ý kiến, thực tiễn trong thời gian qua, có một số dự án phải lập báo cáo đầu tư, xin chủ trương đầu tư nhưng sau khi lập ĐTM thấy xuất hiện những tác động xấu đến môi trường, buộc phải điều chỉnh dự án hoặc thậm chí bị đình chỉ dự án, gây lãng phí cho chủ đầu tư và xã hội. Vì vậy, việc quy định 2 bước lập ĐTM đối với các dự án do Chính phủ quy định là cần thiết.
Các chuyên gia môi trường cũng cho rằng, việc lập ĐTM qua 2 bước sẽ hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Nếu ở ngay ĐTM sơ bộ, dự án bộc lộ “vấn đề”, không được chấp thuận đầu tư thì chủ dự án sẽ không phải mất thời gian, kinh phí làm ĐTM chi tiết.
Phương Anh
(Theo monre)
(Theo monre)