Logo
phone
Hotline: 02437327155
Đánh giá hiện trạng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ môi trường ở các nước châu Mỹ P2
  19/05/2016
icon-zalo

 

Định hướng chính sách phát triển CNMT phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế của Mỹ

Mỹ xem xét hệ thống thương mại đa phương và các quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO là điểm mấu chốt để thiết lập các mối quan hệ thương mại. Đồng thời, Mỹ cũng cân nhắc xúc tiến thay đổi các quy định của pháp luật để thực hiện các quy định chung của WTO.

 

Mỹ theo đuổi chiến lược thương mại tự do ở cấp độ đa phương, song phương và cấp độ khu vực.

Mỹ cũng duy trì một chính sách đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, cũng có một số lĩnh vực bị hạn chế như: năng lượng, khai thác khoáng sản, nghề cá …

 

Mục tiêu trong phát triển các chính sách thương mại của Mỹ trong thời gian tới, bao gồm: Thúc đẩy các chính sách mở cửa thị trường và loại bỏ các rào cản thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư là một trong những mục tiêu được coi trọng hàng đầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực thì vấn đề môi trường sẽ là một trong những mục tiêu tương lai của Mỹ; Tích cực tham gia vào chính sách thương mại tự do, theo đuổi các sáng kiến toàn cầu, khu vực và song phương.  Đàm phán thương mại đa phương là một mục tiêu ưu tiên của Mỹ nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường và tăng cường các quy tắc; Các cơ quan xúc tiến thương mại là bộ phận quan trọng để đạt được những mục tiêu thương mại của Mỹ.

 

Định hướng các chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực dịch vụ môi trường của Mỹ.

Phức tạp hóa các quy định của Mỹ liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, kiểm tra lại hệ thống các quy định nội bộ của Mỹ

Hỗ trợ nghiên cứu chính sách và thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường của các nước

Tăng cường đàm phán thương mại trong lĩnh vực dịch vụ môi trường. Trong đó tập trung vào: Tự do thương mại trong lĩnh vực môi trường; (ii) lượng hóa các lợi ích môi trường; Trợ cấp độc hại.

 

Hỗ trợ phổ biến toàn cầu các công nghệ của Mỹ, trong đó tập trung vào các công nghệ năng lượng sạch.

Tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được những tiềm năng và rào cản khi tham gia thị trường dịch vụ môi trường ở các nước mà Mỹ đã ký các thỏa thuận thương mại tự do; các hợp tác song phương, đa phương và khu vực.

Ngoài ra, chính phủ Mỹ sẽ tiến hành các biện pháp cụ thể để tăng cường thương mại môi trường toàn cầu và khuyến khích chuyển đổi và phát triển các công nghệ môi trường mới. Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ sẽ hỗ trợ công nghệ và tài chính cho các chương trình dự án mà có lợi cho ngành công nghiệp môi trường của Mỹ.

 

Bài học kinh nghiệm về phát triển CNMT của Mỹ với Việt Nam

 

Để đạt được sự phát triển như hiện nay thì cần phải nhìn nhận rằng, Mỹ là nước phát triển, có vị thể trong trường quốc tế (cả về kinh tế lẫn chính trị). Đặc biệt, là nước có vai trò quyết định trong các vấn đề thương mại thế giới – Mỹ là thành viên chủ chốt của tổ chức thương mại thế giới. Qua nghiên cứu hệ thống khung pháp lý, tổ chức, điều chỉnh phát triển dịch vụ môi trường của Mỹ, nghiên cứu đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề này như sau:

 

1. Dịch vụ môi trường là ngành giải quyết được nhiều lao động và đóng góp đáng kể cho GDP. Thị trường dịch vụ môi trường trước đòi hỏi của thực tiên ngày phát triển đóng vai trò là ngành kinh tế lớn của một quốc gia.

2. Xây dựng hệ thống khung pháp lý đầy đủ và và chặt chẽ về lĩnh vực môi trường. Chính sách và quy định về môi trường cần được chi tiết

 

3. Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ cần phải xây dựng một bộ khung pháp lý, chính sách rõ ràng và đầy đủ. Bao gồm cả các Luật chung và những luật riêng như: luật bảo vệ người tiêu dùng; luật môi trường; luật xuất nhập khẩu…

 

4. Lĩnh vực dịch vụ môi trường cũng được xem như là một bộ phận không thể thiếu trong lĩnh vực thương mại. Cần phải có những quy định cụ thể cho lĩnh vực này trong hệ thống pháp luật của Việt Nam về thương mại.

 

5. Bên cạnh những hệ thống pháp lý liên quan đến môi trường và thương mại thì Việt Nam cũng cần nghiên cứu xây dựng những quy định khác nhằm tăng cường các rào cản phi thương mại và tăng cường hỗ trợ khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, trong bối cảnh Hội nhập quốc tế.

 

6. Thiết lập mạng lưới các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường là điều kiện quan trọng cho Việt Nam. Hệ thống các cơ quan hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường cần phải tổ chức cả ở cấp trung ương lẫn địa phương, bao gồm các hiệp hội và các mạng lưới truyền thông, nghiên cứu.

 

7. Quy định rõ ràng trách nhiệm của mỗi cơ quan, bộ phận trong việc phát triển dịch vụ môi trường. Đồng thời, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cũng cần phải được làm rõ ràng.

 

(Xem toàn bộ tài liệu tại đây)

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt