Logo
phone
Hotline: 02437327155
Đánh giá hiện trạng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ môi trường ở các nước châu Mỹ P1
  17/05/2016
icon-zalo

 

 

 Nước Mỹ hướng tới phát triển nền kinh tế xanh

 

Cách tiếp cận ở Mỹ luôn lấy tiêu chí hiệu quả kinh tế để thực thi chính sách, động lực thị trường thúc đẩy đổi mới công nghệ. Thực thi bảo vệ môi trường có khoa học và kế hoạch rõ ràng chia theo giai đoạn, trước hết người dân phải hiểu, thứ đến phải có can thiệp khoa học và cuối cùng thực hiện theo chương trình kế hoạch đã có. Tuy nhiên, tùy theo đặc trưng từng vùng có kế hoạch khác nhau, ví dụ vùng cần bảo vệ nguồn nước có chương trình riêng của lĩnh vực này, bảo vệ đất hay duy trì đa dạng sinh học có chương trình cụ thể thích hợp cho từng loại đất.

 

Trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm hữu cơ và kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một trang trại sản xuất được chủ trang trại phát huy cao độ. Cây trồng vật nuôi được kết hợp và phù hợp với đặc điểm sinh thái của nơi sản xuất, duy trì chất lượng đất. Tại trang trại sản xuất nông nghiệp, xu hướng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mặt trời khá phổ biến. Việc sử dụng hầm Biogas, trợ cấp cho năng lượng sạch được thực hiện ở các vùng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi quy mô lớn. Cơ quan dịch vụ sản xuất nông trại – FSA (Farm Service Agency) khuyến khích trang trại không sử dụng hóa chất diệt côn trùng và các dịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật khác.

 

Trong công nghiệp, vấn đề được chú trọng nhất là tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế nhằm hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Để quyết định lựa chọn theo hướng nào, bài toán kinh tế được tính toán theo vận hành của cơ chế thị trường theo phương án trước mắt và dài hạn. Xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời từ việc sản xuất ra nhiều tấm pin đã và đang được triển khai, hiện có khoảng 22 thành phố đã sản xuất và sử dụng, không chỉ giải quyết công ăn việc làm, mà còn tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả và tiếp cận theo hướng cac bon thấp.

 

Từ hướng tiếp cận kinh tế cacbon thấp, đối với phát triển đô thị, những khu đô thị mới, chẳng hạn khu vực sân bay cũ nay không còn sử dụng ở gần thành phố Austin thuộc bang Taxes, được quy hoạch lại chuyển đổi sang phát triển khu dân cư sinh sống, một tổ chức phi lợi nhuận với sự tài trợ của Chính phủ và tham gia của nhiều doanh nghiệp, tiến hành quy hoạch, thiết kế các ngôi nhà và toàn bộ khu dân cư thân thiện môi trường, các ngôi nhà xanh được hình thành (Green houses). Những ngôi nhà đó so với các kiểu nhà trước đây sẽ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, sử dụng năng lượng mặt trời, mang lại lợi ích nhiều hơn cho chủ hộ sử dụng.

 

Hệ thống hạ tầng đồng bộ từ đường sá, thu gom phân loại và xử lý rác, các công nghệ mới được đưa vào ngôi nhà, không gian xanh phù hợp. Khái niệm “Nhà không dây điện” đã xuất hiện. Xu hướng mới xây dựng nhà công sở cũng đã được thiết kế và xây dựng ở thành phố Austin, một ngôi nhà công sở được thiết kế theo dạng ngôi nhà xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng được nước mưa thiên nhiên, các vật dụng trang trí tận dụng chất thải và nhiều sáng kiến khác được đưa vào là hướng tiếp cận mới đã được thực hiện ở Mỹ. Hệ thống giao thông, nhất là đối với các đường cao tốc quy hoạch giải phân cách xanh là yêu cầu bắt buộc. Mặc dù cách giải quyết ở Mỹ theo kiểu “Kinh tế cacbon thấp”, nhưng với cách tiếp cận đó cũng là nội dung hướng tới phát triển “Nền kinh tế xanh”.

 

Kinh ngiệm của Mỹ trong phát triển ngành CNMT

 

Kể từ những năm 1990, ngành thương mại dịch vụ của Mỹ đã rất phát triển với giá trị thương mại liên tục tăng. Theo số liệu từ Cục phân tích kinh tế, Bộ thương mại Mỹ riêng năm 2007, Mỹ đã xuất khẩu 497 tỷ USD và nhập khẩu 387 tỷ USD2 ( Hình 2). Hàng hóa và dịch vụ môi trường được xem là một trong những mục tiêu trọng tâm và có lợi thế của Mỹ. Đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu thương mại của Mỹ luôn tăng trưởng với tốc độ cao.3

 

Lĩnh vực dịch vụ môi trường ở Mỹ không những mang lại nguồn doanh thu và vị thế cho nền kinh tế mà nó cũng góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm ở Mỹ trong những năm vừa qua. Theo thống kê của Cục thống kê Mỹ riêng năm 2008 tổng số lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp môi trường là 1,871,800 người, trong đó riêng lĩnh vực dịch vụ môi trường ở Mỹ là 912,900 người. Lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất là dịch vụ quản lý chất thải rắn với 32,9%; tiếp đó là các dịch vụ tư vấn kỹ thuật với 29,6% và thấp nhất là lĩnh vực các nhóm dịch vụ phân tích và quản lý rác thải nguy hại lần lượt là 2,3% và 5,0%. Hình 054 sẽ cho chúng ta thấy điều này.

 

Khung pháp lý về bảo vệ môi trường của Mỹ.

 

Để phát triển dịch vụ môi trường thì hệ thống khung pháp lý về môi trường là nền tảng cơ bản và có vai trò quyết định để hình thành và phát triển. Mỹ đã ban hành rất nhiều các đạo luật, chính sách liên quan đến môi trường. Đến nay Mỹ xây dựng cho mình một hệ thống các quy định và luật pháp khá đẩy đủ (cả ở cấp liên bang cũng như cấp tiểu bang) nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường. Đồng thời, Mỹ cũng thường xuyên điểu chỉnh hoặc thay đổi các quy định nhằm phù hợp hơn với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và các quy định chung của Quốc tế.

 

Với hệ thống các đạo luật và quy định chặt chẽ về môi trường, Mỹ đã tạo ra một hệ thống các quy định pháp lý hết sức phức tạp để yêu cầu các doanh nghiệp (nội địa và nước ngoài) phải chấp nhận các quy định này nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước và bảo vệ môi trường. Đây là một tiền đề quan trọng để phát triển dịch vụ môi trường tại chính Mỹ.

 

Khung pháp lý để phát triển thương mại của Mỹ

 

Công nghiệp môi trường nói chung và dịch vụ môi trường nói riêng là một phân ngành trong hệ thống thương mại Mỹ. Do vậy, các hoạt động thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ môi trường ở Hoa Kỳ trước hết phải tuân thủ các quy định pháp lý và chính sách của Mỹ về lĩnh vực thương mại và đầu tư. Hệ thống khung pháp lý của Mỹ về lĩnh vực thương mại bao gồm:

 

(1)           Đạo luật thương mại Mỹ năm 2002.

 

(2) Công ước tạm quản hàng hóa (Công ước Istanbul) lập ngày 26/03/1990 và có hiệu lực từ ngày 27/11/1993.

 

(3) Hệ thống các bộ luật bảo vệ người tiêu dùng: Luật trách nhiệm đối với sản phẩm; các luật liên bang bảo vệ người tiêu dùng (luật an toàn sản phẩm tiêu dùng; luật liên bang về các chất nguy hiểm; luật về vải dễ cháy; luật an toàn tủ lạnh gia đình; luật đóng gói phòng ngộ độc; luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm; luật chống khủng bố sinh học; và cả các luật về môi trường đã nêu ở trên.

 

(4) Các luật liên quan đến hạn chế nhập khẩu hàng hóa: Luật thực hiện các hiệp định vòng đàm phán Uruguay; các bộ luật hạn ngành thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ; các bộ luật hạn chế nhập khẩu theo các luật bảo vệ môi trường; Luật hạn chế nhập khẩu vì cán cân thanh toán.

 

(5) Các quyền hạn chế nhập khẩu tự vệ: được quy định rõ ràng trong luật thương mại năm 1974.

 

(6) Quy trình thủ tục khởi kiện và điều tra chống bán phá giá, trợ giá và áp thuế…

 

Tổ chức, phát triển CNMT ở Mỹ

 

Ngành công nghiệp môi trường Mỹ có một lượng lớn các nguồn lực để hỗ trợ phát triển cả trong nước và quốc tế. Ngoài các khung pháp lý, các chính sách chặt chẽ thì Mỹ còn xây dựng một mạng lưới tổ chức chặt chẽ để hỗ trợ cho lĩnh vực này phát triển. Mạng lưới tổ chức nhằm hỗ trợ dịch vụ môi trường của Mỹ bao gồm: Hệ thống các cơ quan nghiên cứu thị trường; các cơ quan liên bang, cơ quan bảo vệ môi trường; cơ quan hỗ trợ cho hoạt động thương mại quốc tế: Hệ thống các cơ quan nghiên cứu thị trường và truyền thông; Các cơ quan liên bang; * Các cơ quan nhà nước cấp tiểu bang và các tổ chức địa phương; * Hiệp hội tăng cường xuất khẩu môi trường quốc gia.

 

Đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực kinh tế Mỹ cũng tiến hành nghiên cứu và xác định những rào cản cụ thể mà có thể ảnh hưởng lớn đến phát triển dịch vụ môi trường của mình. Từ đó, có những định hướng cho các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp của Mỹ nắm được và có hướng đàm phán, đáp ứng các yêu cầu đó.(Còn tiếp)

 

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt