Logo
phone
Hotline: 02437327155
Chính phủ yêu cầu sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường
  28/12/2015
icon-zalo

 

Đó là 1 trong 9 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 mà Chính phủ đề ra tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh thành ngày 28/12.

 

Tóm tắt Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 và tạo đà cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu tóm tắt Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 - Ảnh: chinhphu.vn

 

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị, cá nhân liên quan nỗ lực tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực; tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các đột phá chiến lược, các chương trình, đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách, phát luật phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.

 

Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong dự thảo Nghị quyết, Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Cụ thể:

 

Thứ nhất, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Thứ hai, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ; Thứ ba, Bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; Thứ tư, Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;

 

Đầu cầu tỉnh Sơn La tham gia hội nghị trực tuyến ngày 28/12 (Ảnh chụp qua màn hình). Ảnh: Việt Hùng

 

Thứ năm, Đẩy mạnh xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp; Thứ sáu, Tạo chuyển biến căn bản về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo;Thứ bảy, Tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Thứ tám, Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước; Và thứ chín, Tăng cường công tác thông tin truyền thông.

 

Trước đó, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VII (kết thúc ngày 28/11) đã thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 với các chỉ tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%;

Tỉ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,3-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỉ lệ lao động qua đào tạo là 53%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...

 

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường

Về việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, dự thảo Nghị quyết nêu rõ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao:

 

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

Chính phủ yêu cầu sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường. Ảnh: Việt Hùng

 

Tăng cường quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản, chấn chỉnh việc quản lý, khai thác cát sỏi lòng sông. Việc khai thác mới tài nguyên, khoáng sản phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch, cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp và các ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình thực hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.

 

Xây dựng, triển khai hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các chương trình mục tiêu về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, chủ động ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.

 

Đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, hệ thống thông tin đất đai đồng bộ, hiện đại và bản đồ, hồ sơ địa chính hiện đại. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo khí tượng thuỷ văn, động đất, sóng thần, bão lũ và các dạng thiên tai khác.

 

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai. Chủ động chỉ đạo, triển khai các giải pháp ứng phó có hiệu quả với các tình huống thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đe dọa tính mạng, tài sản của nhân dân.

 

Trong năm 2016, Chính phủ sẽ kiên quyết xử lý các cơ sở sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại khu, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng. Nâng cao tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

 

Đồng thời Chính phủ cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế; kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công và một số con sông khác có lưu vực ở nước ngoài…

Hiện, đại diện các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang thảo luận về dự thảo nghị quyết.

Theo TN&MT

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt