Logo
phone
Hotline: 02437327155
Châu Á cần đầu tư nhiều hơn vào năng lượng sạch để ứng phó với biến đổi khí hậu
  22/06/2015
icon-zalo

 

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) yêu cầu chính phủ các nước nắm bắt cơ hội hiện nay khi giá dầu đang thấp để loại bỏ trợ cấp nhiên liệu và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho năng lượng tái tạo.

 

Ngày 17/6, các quan chức của ADB cùng nhiều chuyên gia khác cho biết, Châu Á đã có những bước tiến lớn trong việc phát triển năng lượng sạch trong thập kỷ qua, tuy nhiên vẫn cần phải tăng cường đầu tư và sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Ông Bindu Lohani, Phó Chủ tịch ADB cho rằng, năng lượng tái tạo trở nên rẻ hơn khi công nghệ tiến triển và các chính phủ nắm bắt được cơ hội giá dầu thấp hiện nay để loại bỏ khoản trợ cấp nhiên liệu tốn kém và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho năng lượng tái tạo.

 

 Tại Diễn đàn Năng lượng Sạch châu Á, nơi thu hút sự tham gia của khoảng 1.000 lãnh đạo doanh nghiệp, các quan chức chính phủ và chuyên gia, ông Bindu Lohani cho biết: Mặc dù đã có bước nhảy vọt trong việc sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng địa nhiệt nhưng ADB nhận thấy, than vẫn còn là một nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng lớn tại châu Á. Dự báo, việc sử dụng than sẽ tăng 50% vào năm 2035 so với mức năm 2010. Than có giá rẻ nhưng lại là nguồn năng lượng gây ô nhiễm lớn và gia tăng biến đổi khí hậu.

 

Vào năm ngoái, đầu tư toàn cầu về năng lượng tái tạo đã tăng 17%, lên mức 270 tỷ USD so với năm 2013. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố vào tháng Ba thì gần một nửa chi phí đó, khoảng 131,3 tỷ USD được đầu tư ở các nước đang phát triển. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất trong năm 2014, với 83,3 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2013.

 

Ông Lohani cho biết, ngay cả khi Liên Hợp Quốc đạt được mục tiêu của mình, trong đó năng lượng tái tạo sẽ chiếm 36% nguồn cung cấp năng lượng của thế giới vào năm 2050 thì 2/3 nhu cầu năng lượng toàn cầu còn lại sẽ vẫn được cung cấp từ các loại nhiên liệu hóa thạch, trong đó chủ yếu từ than.

 

Ông Bindu Lohani, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á cho rằng, châu Á đã không tận dụng đầy đủ các công nghệ hiện đại phù hợp để tạo ra năng lượng hiệu quả. Ảnh: Samrang Pring / Reuters

 

"Nguồn tài nguyên tái tạo của châu Á vẫn được tận dụng mặc dù nhu cầu về năng lượng rất lớn", ông nói.

 

Ông cho rằng châu Á đã không tận dụng đầy đủ các công nghệ hiện đại phù hợp để tạo ra năng lượng hiệu quả và cần cải tiến các nhà máy điện đã “già cỗi” hiện nay.

 

Thứ trưởng Robin Dunnigan, phụ trách Cục Tài nguyên năng lượng thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, năng lượng tái tạo chiếm khoảng 17% trong hỗn hợp năng lượng nước này, và nước Mỹ đang trên đà tăng gấp đôi con số này vào năm 2020 so với năm 2009. Nước Mỹ cũng đã có những bước tiến lớn trong các biện pháp tiết kiệm năng lượng, bà nói.

 

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nếu chúng ta nhận thức rõ về tiềm năng tiết kiệm năng lượng, chúng ta có thể giảm được 15% nhu cầu toàn cầu vào năm 2040, bà Dunnigan nói tiếp.

 

 "Các biện pháp hiệu quả năng lượng rất quan trọng đối với các thành phố, vì vậy nếu tỷ lệ di cư đến các thành phố ở châu Á ngày càng tăng thì hiệu quả năng lượng thực sự có thể mang lại sự đột phá", bà Dunnigan nhấn mạnh.

 

Nguồn TN&MT/ Guardian

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt