Cải tạo môi trường để phát triển bền vững
Môi trường ô nhiễm đang là vấn đề toàn cầu, những nước đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề môi trường lại càng bức thiết. Cải tạo môi trường để phát triển bền vững là yêu cầu và cũng là xu hướng tất yếu.
Nhận thức rõ vấn đề này, lãnh đạo thành phố Cần Thơ luôn ưu tiên và chào đón các tổ chức nước ngoài đầu tư vào địa phương trong lĩnh vực cải thiện môi trường – Đó là lời khẳng định của ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ trong buổi tiếp đoàn Công nghiệp thế hệ mới thuộc Sở Công thương tỉnh Hiroshima (Nhật Bản) ngày 15/1.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ cho biết, hiện nay sản xuất công nghiệp tại Cần Thơ phát triển mạnh trong các ngành chế biến thủy – hải sản; xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng; vật liệu xây dựng... nhưng rất nhiều doanh nghiệp trong số đó có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiết bị sản xuất đơn giản, quy trình xử lý rác không đạt yêu cầu. Quá trình đô thị hóa khiến hiện tượng di dân từ nông thôn lên thành thị đã gây sức ép lớn đến môi trường sống. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khiến thảm thực vật bị thu hẹp, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn. Nặng nề nhất là chất thải y tế độc hại hiện nay vẫn chưa được quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó, hiện Cần Thơ mới chỉ có một nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Thốt Nốt (công suất 5.000m3 đang hoạt động), vì vậy không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương trong việc cải tạo môi trường. Đồng thời nhận định, khi áp dụng những thành tựu khoa học của Nhật Bản vào thực tế tại Cần Thơ sẽ mang lại những lợi ích thiết thực trong việc cải tạo môi trường.
Ông Takashi Inoue, Trưởng đoàn Công nghiệp thế hệ mới thuộc Sở Công thương tỉnh Hiroshima (Nhật Bản) cho biết: Tỉnh Hiroshima là nơi tập trung nhiều ngành nghề công nghiệp, trong quá trình công nghiệp hóa, Hiroshima đã phải trải qua nhiều bài học về ô nhiễm môi trường. Vì thế, Nhật Bản mong muốn thông qua kinh nghiệm, những giải pháp khoa học công nghệ hiện đại của Nhật Bản sẽ phần nào giúp Việt Nam tránh được con đường mà Nhật Bản đã trải qua. Cụ thể, Nhật Bản đã áp dụng thành công và muốn giới thiệu đến các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam các thiết bị xử lý nước thải trong các khu công nghiệp; thiết bị sản xuất nước sinh hoạt và nước uống; thiết bị lọc nước tại các đầm, ao nuôi thủy hải sản, quy trình và kỹ thuật cải tạo đất từ vỏ trấu, kỹ thuật sản xuất phân bón từ bã thực phẩm…
Nhận thức rõ vấn đề này, lãnh đạo thành phố Cần Thơ luôn ưu tiên và chào đón các tổ chức nước ngoài đầu tư vào địa phương trong lĩnh vực cải thiện môi trường – Đó là lời khẳng định của ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ trong buổi tiếp đoàn Công nghiệp thế hệ mới thuộc Sở Công thương tỉnh Hiroshima (Nhật Bản) ngày 15/1.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ cho biết, hiện nay sản xuất công nghiệp tại Cần Thơ phát triển mạnh trong các ngành chế biến thủy – hải sản; xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng; vật liệu xây dựng... nhưng rất nhiều doanh nghiệp trong số đó có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiết bị sản xuất đơn giản, quy trình xử lý rác không đạt yêu cầu. Quá trình đô thị hóa khiến hiện tượng di dân từ nông thôn lên thành thị đã gây sức ép lớn đến môi trường sống. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khiến thảm thực vật bị thu hẹp, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn. Nặng nề nhất là chất thải y tế độc hại hiện nay vẫn chưa được quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó, hiện Cần Thơ mới chỉ có một nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Thốt Nốt (công suất 5.000m3 đang hoạt động), vì vậy không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương trong việc cải tạo môi trường. Đồng thời nhận định, khi áp dụng những thành tựu khoa học của Nhật Bản vào thực tế tại Cần Thơ sẽ mang lại những lợi ích thiết thực trong việc cải tạo môi trường.
Ông Takashi Inoue, Trưởng đoàn Công nghiệp thế hệ mới thuộc Sở Công thương tỉnh Hiroshima (Nhật Bản) cho biết: Tỉnh Hiroshima là nơi tập trung nhiều ngành nghề công nghiệp, trong quá trình công nghiệp hóa, Hiroshima đã phải trải qua nhiều bài học về ô nhiễm môi trường. Vì thế, Nhật Bản mong muốn thông qua kinh nghiệm, những giải pháp khoa học công nghệ hiện đại của Nhật Bản sẽ phần nào giúp Việt Nam tránh được con đường mà Nhật Bản đã trải qua. Cụ thể, Nhật Bản đã áp dụng thành công và muốn giới thiệu đến các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam các thiết bị xử lý nước thải trong các khu công nghiệp; thiết bị sản xuất nước sinh hoạt và nước uống; thiết bị lọc nước tại các đầm, ao nuôi thủy hải sản, quy trình và kỹ thuật cải tạo đất từ vỏ trấu, kỹ thuật sản xuất phân bón từ bã thực phẩm…
Ánh Tuyết
(Theo monre)
(Theo monre)