Logo
phone
Hotline: 02437327155
Các "nhà khoa học công dân" tham gia giám sát mức độ ô nhiễm không khí
  03/09/2015
icon-zalo

 

Một dự án rộng khắp châu Âu yêu cầu người dùng iPhone giám sát mức độ ô nhiễm ở các thành phố lớn. 

 

Tắt ứng dụng Tinder và thoát ứng dụng Instagram - các nhà khoa học muốn chúng ta sử dụng iPhone để nghiên cứu. Ra mắt vào thứ Ba, dự án iSpex-EU nhằm mục đích tuyển chọn người từ các thành phố lớn trên khắp châu Âu, bao gồm cả Manchester và London để tham gia vào một sáng kiến nhằm giám sát mức độ ô nhiễm không khí. 

 

Hưởng ứng Năm Quốc tế về Ánh sáng (IYL) - lễ kỷ niệm trên toàn thế giới về ánh sáng và công nghệ dựa trên ánh sáng trong năm nay, dự án iSpex-EU nhằm nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí và đóng góp cho nghiên cứu khoa học bằng cách khuyến khích người dân sử dụng điện thoại di động của họ để báo cáo mức độ hạt bụi và giọt nước trong không khí được cho là hạt nhân ngưng tụ trong khí quyển.

 

Một người đàn ông chạy bộ trên Parliament Hill, Hampstead Heath, London (Anh) trong điều kiện thời tiết sương khói. Ảnh: Matt Dunham / AP

 

 Toby Shannon, điều phối viên của IYL tại Anh quốc giải thích: "Ưu điểm của dự án là đo được nồng độ của các phần tử rất nhỏ trong khí quyển có nguồn gốc tự nhiên, những thứ như cháy rừng hay các đợt phun trào núi lửa, thông qua các yếu tố nhân tạo như đốt cháy diesel". 

 

Được trang bị bằng một phụ kiện miễn phí có tên gọi "iSpex add-on", người tham gia sẽ sử dụng iPhone để quét qua bầu trời, chụp quang phổ ánh sáng chiếu tới các thiết bị, góc độ của phép đo và tính chất của ánh sáng phân cực của nó. 

 

Elise Hendriks, điều phối viên của dự án iSpex-EU có trụ sở tại Đại học Leiden, Hà Lan nói: "Khi có các hạt trong không khí, chúng thay đổi trạng thái phân cực của ánh sáng mặt trời và đó là những gì chúng tôi ghi lại bằng iSpex". Một ứng dụng iPhone miễn phí kèm theo sẽ tự động thu thập dữ liệu và hiển thị dữ liệu đó trên bản đồ, có thể nhìn thấy cả trong ứng dụng và trang web của máy tính để bàn, cùng với thông tin phản hồi mã màu của mức độ khí dung được đo. Dữ liệu sau đó sẽ được xử lý và tiếp tục được phân tích bởi nhóm nghiên cứu iSpex. 

 

Một nhóm nghiên cứu iSpex sử dụng iPhone để "quét" không khí nhằm xác định mức độ ô nhiễm không khí

 

Sáng kiến này kéo theo một dự án iSpex ban đầu do Đại học Leiden dẫn đầu, sử dụng cách thiết lập tương tự để giám sát ô nhiễm không khí trên toàn Hà Lan vào năm 2013.

 

Ô nhiễm không khí là một vấn đề bức xúc. Khí hậu, giao thông và sức khỏe con người trên toàn thế giới đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Một báo cáo của trường Đại học King's College London được công bố vào mùa hè này ước tính chỉ riêng London, khoảng 9.500 người chết sớm mỗi năm bởi những nguyên nhân có liên quan đến mức độ ô nhiễm không khí, bao gồm các hạt bụi trong không khí. 

 

Giáo sư Frank Kelly, chuyên gia sức khỏe môi trường của trường Đại học King's College London cho biết: “Trong khi ô nhiễm không khí hiện đang được theo dõi bằng hệ thống vệ tinh cũng như các trạm giám sát trên mặt đất, tôi tin rằng các thiết bị di động có thể đưa ra hàng loạt các lợi thế và tham gia vào sự phát triển của công nghệ”. 

 

Phụ kiện cảm biến iSpex phù hợp trên một chiếc iPhone. Ảnh: ispex

 

Giáo sư Frank Kelly nói: "Ứng dụng này rất tốt cho việc cải thiện nhận thức và cho phép mọi người đưa ra quyết định nên đi từ A đến B bằng cách nào. Tuy nhiên, một điều không hữu ích ở đây là bạn không biết chính xác những gì bạn đang được tiếp xúc". 

 

Những người khác tin rằng các dữ liệu được thu thập bởi các nhà khoa học công dân sẽ bổ sung cho các kỹ thuật hiện tại và có thể dẫn đến những hiểu biết mới và lập bản đồ viện trợ.

 

 Có thể yêu cầu các đơn vị iSpex bằng email từ điều phối viên của các thành phố tham gia. Thông tin liên hệ luôn có sẵn tại trang web ispex-eu.org. "Chúng tôi hy vọng sẽ có 750 nhà khoa học công dân ở London và con số tương tự ở Manchester. Các bạn sẽ thu được phép đo từ bầu trời trong xanh. Tôi mong rằng thời tiết sẽ không tiếp tục kéo dài như bây giờ trong sáu tuần nữa” - Toby Shannon nói khi ông nhìn vào bầu trời London thường xuyên mưa, gió.

 

 Theo Guardian/baotn&mt

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt