Logo
phone
Hotline: 02437327155
Bụi mịn PM2.5 đang bủa vây Châu Á nguy hiểm tới mức nào?
  03/03/2020
icon-zalo

Nghiên cứu vừa công bố cho thấy loại bụi mịn PM2.5 đang bủa vây các nước Châu Á có thể "xâm lấn" vào trong tế bào, khiến cho những cơ quan quan trọng như phổi, tim, não... bị nhiễm độc, tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.

 

Bụi mịn PM2.5 chủ yếu sản sinh ra từ khí thải giao thông (các loại xe cơ giới chạy bằng dầu diesel thông thường), hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, cháy rừng...

 


PM.25 là loại bụi siêu nhỏ có thể đi sâu vào phế nang gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi  (Ảnh: Internet)

 


90% trong 200 thành phố ô nhiễm không khí do bụi mịn PM2.5

 

Các nghiên cứu được công bố ngày 25/02/2020 cho thấy gần 90% trong 200 thành phố ô nhiễm không khí do bụi mịn đường kính nhỏ hơn 2,5 micrometer (PM2.5) ở mức cao nhất thế giới được ghi nhận tại Trung Quốc và Ấn Độ.

 

Theo Báo cáo Chất lượng không khí Thế giới năm 2019 do IQAir và tổ chức môi trường Greenpeace cùng công bố, nếu tính tới yếu tố dân số, Bangladesh là quốc gia ô nhiễm không khí do lượng bụi mịn PM2.5 ở mức nghiêm trọng nhất. Kế đến là Pakistan, Mông Cổ, Afghanistan và Ấn Độ.

 

Dựa vào dữ liệu thu thập từ gần 5.000 thành phố toàn cầu, báo cáo chỉ ra rằng trong số các thành phố lớn từ 10 triệu dân trở lên, thủ đô New Delhi của Ấn Độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 nhất thế giới trong năm 2019.

 

Sau đó là Lahore của Pakistan, thủ đô Dhaka của Bangladesh, thành phố Kolkata, thị trấn Lâm Nghị và Thiên Tân tại Trung Quốc và thủ đô Jakarta của Indonesia.

 

Trong tốp 10 thành phố hơn 10 triệu dân ô nhiễm nhất thế giới nói trên còn có Vũ Hán - vùng tâm điểm bùng phát dịch bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2, cùng với Thành Đô và thủ đô Bắc Kinh.

 

Dù mật độ bụi PM2.5 trung bình tại khu vực thành thị của Trung Quốc đã giảm 20% trong năm 2018 và 2019, nhưng năm ngoái, 117 thành phố ở nước này vẫn nằm trong tốp 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

 

Cũng theo báo cáo, trong số 36 quốc gia giàu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc là quốc gia ô nhiễm bụi PM2.5 nghiêm trọng nhất và có tới 105 thành phố ở nước này nằm trong danh sách 1.000 thành phố ô nhiễm nhất. Tại châu Âu, Ba Lan và Italy lần lượt có tới 39 và 31 thành phố trong danh sách này.

 

Sự nguy hiểm của bụi mịn PM2.5

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng đa số trong 7 triệu ca chết yểu là do PM2.5 và hơn 1 triệu ca tử vong sớm tại Trung Quốc mỗi năm là bởi ô nhiễm không khí.

 

Trong nghiên cứu gần đây về bụi mịn PM2.5, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng chứng minh PM2.5 có thể "xâm lấn" vào trong tế bào và có độc tính đối với hệ hô hấp, họ đã phát hiện ra hạt carbon đen có thể hấp thụ và mang theo ion kim loại đi vào phổi.
Trẻ em, người già, những người bị các bệnh liên quan đến hô hấp và bệnh tim sẽ chịu tác động nhiều nhất từ bụi mịn PM2.5.

 

Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi cực nhỏ có đường kính 2,5 micromet, tức chỉ bằng 1/30 đường kính sợi tóc của người. Những hạt bụi cực nhỏ này có thể xâm nhập vào tế bào cơ thể người, phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào gây nên một số những căn bệnh cấp tính về đường hô hấp.

 

Ngoài ra, chúng cũng khiến cho những cơ quan quan trọng như phổi, tim, não... bị nhiễm độc, tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.

 

Tránh ra ngoài trong giờ cao điểm, tiếp xúc với khói thuốc lá

 

Bụi siêu mịn PM2.5 có kích thước nhỏ hơn bụi mịn PM10 rất nhiều. Chính vì vậy, để bảo bệ trẻ trước tình trạng ô nhiễm không khí, cha mẹ nên tránh cho trẻ ra ngoài trong giờ cao điểm giao thông, hạn chế trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

 

Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với cây xanh, môi trường thiên nhiên trong lành trong các hoạt động dã ngoại cuối tuần để cân bằng cơ thể.

 

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C và beta-caroten như bơ, khoai lang, cà rốt, đu đủ, súp lơ xanh, gan động vật, cá, trứng, sữa... để tăng cường hệ miễn dịch.

 

Theo moitruong

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt