Báo cáo nghiên cứu tác động của việc phát triển thuỷ điện đến kinh tế, môi trường và xã hội ở hạ lưu sông Mê Kông là bản được hiệu chỉnh và chắt lọc lại từ báo cáo “Phương hướng hoạch định việc phát triển nguồn tài nguyên nước nước ở hạ lưu sông Mekong” do Đại học bang Portland và Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai (Robert Costanza,. 2011) – sau đây sẽ gọi là ‘Báo cáo Costanza’. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn tới tác giả đã đồng ý cho việc sử dụng báo cáo này.
Sông Mekong là dòng sông có sản lượng thuỷ sản nước ngọt lớn thất thế giới (sản lượng thủy sản đánh bắt từ 2,1 tới 2,5 triệu tấn/năm) và đứng thứ 3 thế giới về đa dạng sinh học (hơn 800 loài cá) sau sông Amazon và Congo. Sản lượng cá đánh bắt ước tính không bao gồm 0,5 – 0,7 triệu tấn/năm sản lượng cá vùng duyên hải (như báo cáo của SEA) được cho là phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, phù sa của sông Mekong; 0.5 triệu tấn/năm của các loài thuỷ sản khác như tôm, cua, nhuyễn thể, ếch…
Biến động hàng năm (mực nước và dòng chảy) chính là yếu tố chính quyết định sản lượng thuỷ sản cao từ sông và các vùng ngập nước gần đó. Tuy nhiên, nó có thể bị thay đổi đáng kể, nếu tất cả dự án thủy điện được tiến hành dẫn đến dòng di cư của cá bị ngăn chặn. Việc thiết kế thang leo phù hợp cho cá để đảm bào sự đa dạng và quy mô đánh bắt vẫn còn ít được biết đến (Dugan et. Al. 2010).
Các dự án thủy điện dự kiến đã được mô tả trong BDP2 và SEA. Nhiều nghiên cứu về các tác động tiềm ẩn đến xã hội và môi trường từ các dự án đập thủy điện đã được tiến hành. Bài báo này tập trung về hậu quả kinh tế tiềm ẩn dựa trên báo cáo Costanza mà được sử dụng các số liệu, giả định và dự báo được báo cáo từ BDP2 và SEA. Sự khác biệt chính giữa báo cáo Constanza và BDP2 là giá cá ước tính, giá trị các dịch vụ hệ sinh thái và tỉ lệ giảm giá đối với nguồn vốn tự nhiên như thuỷ sản đánh bắt và vùng đất ngập nước.
Đa số các rủi ro này không có giải pháp giảm thiểu nên có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn thực phẩm đáng kể ở hạ lưu sông Mekong. Đồng bằng sông Cửu Long thì rất quan trọng đối với an ninh lương thực ở Đông Nam Á. Nó cung cấp 50% lương thực Việt Nam, chiếm 90% sản lượng lúa gạo của Việt Nam và 60% là hải sản, cả hai nhóm có giá trị xuất khẩu hàng tỉ đô la hàng năm. Như vậy, việc mất đi sự an ninh lương thực và mất nguồn protein cho 30 triệu người có nghĩa là tái định cư hàng loạt người dân địa phương và một thảm họa văn hoá/xã hội tiềm ẩn.
Khánh Ly (ST)
Theo moitruong