Logo
phone
Hotline: 02437327155
2020 sẽ nóng chưa từng có trên toàn cầu?
  09/06/2020
icon-zalo

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) nhận định có đến 75% khả năng 2020 sẽ là năm nắng nóng lịch sử, chưa từng có trên toàn cầu.

 

 

 Các nhà khí tượng học trên khắp thế giới dự báo năm 2020 sẽ ghi nhận mức nhiệt cao hơn mức trung bình mọi năm khoảng 1 độ C.


Ngạc nhiên về những kỷ lục nhiệt độ

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, 40 năm qua luôn ghi nhận mức nhiệt trung bình của thập kỷ sau cao hơn thập kỷ trước. Nhiệt độ trung bình toàn cầu được ghi nhận đạt mức cao kỷ lục trong giai đoạn 2010-2019.

 

Kể từ đầu năm 2019,n độ toàn cầu đã cao hơn khoảng 1,1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, biến 2019 thành năm nóng thứ 3 từng được ghi chép lại trong lịch sử.


Trong khi đó, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến những kỷ lục về nhiệt độ liên tục bị phá vỡ kể từ đầu năm 2020, mặc dù không hề có sự tác động của El Nino.

 

Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) nhận định 2020 là một trong những năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Điều này sẽ kéo dài số năm ấm nhất liên tiếp thêm ít nhất 1 năm nữa, kèm theo đó là tính bất ổn định cao của khí quyển trên toàn khu vực.


Nhiệt độ cực đoan dần phổ biến và gay gắt hơn

Một dự án nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy số ngày nóng cực đoan đang gia tăng. Kể từ năm 1960, hiện tại có khoảng 5 ngày nóng đặc biệt hơn ở Bắc bán cầu và những ngày này nóng hơn khoảng 2,7 độ F (1,5 độ C).

 

Đó là khoảng thời gian và cường độ nắng nóng có thể gây chết người, theo Tiến sĩ Kristie Ebi, giáo sư tại Trung tâm Y tế và Môi trường Toàn cầu tại Đại học Washington.

 

Các tác giả của nghiên cứu cho biết sự gia tăng cả về tần suất và cường độ của những ngày và đêm đều nóng chủ yếu là do ô nhiễm khí đốt nóng lên từ hành tinh của con người – tức là gồm hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và các nguồn khác.

 

Nghiên cứu cũng cho thấy các khu vực đã chứng kiến sự gia tăng lớn nhất trong những ngày nắng nóng cực đoan – Nam Mỹ, Tây Bắc và Đông Nam Canada, Tây và Nam Âu, Mông Cổ, phía Đông Nam Trung Quốc – có thể cảm thấy nóng hơn trong những thập kỷ tới.

 

Theo một kịch bản khá lạc quan, nếu con người tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch nhưng thực hiện các bước để giảm khí nhà kính trong những thập kỷ tới, số ngày nhiệt độ lên đến cực cao mỗi mùa hè có thể tăng từ khoảng 8 lên 32 ngày trước năm 2100 – gấp 4 lần so với số ngày nắng nóng ghi nhận vào năm 2012.
Nhưng nếu con người thất bại trong việc giảm ô nhiễm từ các loại khí thái giữ nhiệt, nhiều nơi ở Bắc bán cầu có thể đón khoảng 69 ngày có sức nóng ban ngày và ban đêm tàn khốc vào năm 2100 – nhiều hơn 8 lần so với năm 2012.

 

Sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Trong lịch sử, sóng nhiệt là hình thái thời tiết cực kỳ nguy hiểm, khiến số ca tử vong trung bình nhiều hơn lũ lụt, lốc xoáy và thậm chí là bão, theo thống kê của National Weather Service.

 

Trong khi sức nóng ban ngày chắc chắn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, rủi ro tăng lên khi kết hợp với nhiệt độ ban đêm cao.

 

“Nếu bạn có những ngày nóng và sau đó không thể hạ nhiệt vào ban đêm, thì các cơ chế sinh lý điều hòa nhiệt trong cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng”, Tiến sĩ Ebi nói.

 

Những người nghèo, sống một mình, những người già và những ai có sức khỏe kém là đối tượng dể chịu tổn thương nhất khi nhiệt độ cao, theo Jane Wilson Baldwin, nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty thuộc Đại học Columbia.


“Họ có thể ở trong căn hộ của họ một mình, hơi nóng tích tụ và họ không có máy điều hòa không khí”, ông Baldwin nói. “Sau đó, căng thẳng nhiệt có thể dẫn đến các tác động tim mạch hoặc hô hấp khiến họ tử vong”.

Theo baochinhphu

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt