Logo
phone
Hotline: 02437327155
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
  14/07/2015
icon-zalo

 

Sự hấp thụ hóa học không những phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán của chất khí vào trong chất lỏng mà còn phụ thuộc vào tốc độ chuyển hóa các chất - tốc độ phản ứng của các chất.

 

Nguyên lý  
Cơ sở của phương pháp là dựa trên sự tương tác giữa chất cần hấp thụ (thường là khí hoặc hơi) với chất hấp thụ (thường là chất lỏng) hoặc dựa vào khả năng hòa tan khác nhau của các chất khác trong chất lỏng để tách chất. Tuỳ thuộc vào bản chất của sự tương tác nói trên mà người ta chia thành sự hấp thụ vật lý hay sự hấp thụ hóa học. 


Hấp thụ vật lý 
Là quá trình dựa trên sự tương tác vật lý thuần túy; nghĩa là chỉ bao gồm sự khuếch tán, hòa tan các chất cần hấp thụ vào trong lòng chất lỏng và sự phân bố của chúng giữa các phần tử chất lỏng. Ví dụ như sự phân bố của khí hoà tan giữa các phân tử chất lỏng: NH3/aceton, CO/benzen, trimetylamin/dầu hoả, sự hoà tan của khí SO3/H2SO4. 
Độ hòa tan của một chất cần hấp thụ trong lòng chất lỏng luôn luôn là một hàm của nhiều biến số. Nếu gọi D là độ tan thì ta có thể biểu diễn nó như sau. 

D = f (x1, x2.... xj. T, S, P, kD…) 


trong đó: 

x: là nồng độ của các chất khí hoặc hơi trong chất lỏng. 

T: là nhiệt độ làm việc. 

S: là diện tích tiếp xúc giữa hai pha.

P: là áp suất riêng phần của hơi hoặc khí trong pha khí. 

kD: là hệ số khuếch tán của chất được hấp thụ trong pha lỏng. 

Ta có thể biểu diễn quá trình hấp thụ qua sơ đồ sau:

  trong  đó:  ∆H là nhiệt hòa tan của khí; A là hằng số; R là hằng số khí = 8,31 kj/kmol.độ. 



Thực tế quá trình hấp thụ trên là quá trình động, trên bề mặt tiếp xúc giữa các pha luôn luôn có quá trình cân bằng xảy ta và sự chuyển dịch cân bằng. Do vậy đòi hỏi phải quan tâm đến quá trình chuyển pha (từ pha khí sang pha lỏng, các phản ứng xảy ra khi có tiếp xúc pha, quá trình chuyển chất vào sâu trong lòng chất lỏng cũng như các ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến cân bằng vật chất trên ranh giới phân cách pha). Vì thế, quá trình hấp thụ sẽ tăng khi diện tích tiếp xúc hai pha tăng và nhiệt độ làm việc giảm; riêng hiệu suất xử lý thì còn phụ thuộc nhiều vào áp suất riêng phần của khí hoặc hơi và nồng độ của chúng trong pha lỏng. 



Để tăng hiệu quả xử lý, người ta thường dùng các kiểu thiết bị làm tăng diện tích tiếp xúc tối đa, truyền nhiệt tốt và hạn chế sự tăng của chất điện ly trong pha lỏng (đối với trường hợp chất bị hấp thụ là khí). Có các kiểu thiết bị thông dụng như: tháp hấp thụ có tầng đệm, tháp hấp thụ sủi bọt, tháp phun...


Hấp thụ hóa học
Hấp thụ hóa học là một quá trình luôn đi kèm với một hay nhiều phản ứng hóa học. Một quá trình hấp thụ hoá học bao giờ cũng bao gồm 2 giai  đoạn: giai  đoạn khuếch tán và giai đoạn xảy ra các phản ứng hóa học. Như vậy sự hấp thụ hóa học không những phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán của chất khí vào trong chất lỏng mà còn phụ thuộc vào tốc độ chuyển hóa các chất - tốc độ phản ứng của các chất.


Trong hấp thụ hóa học, chất được hấp thụ có thể phản ứng ngay với các phần tử của chính chất hấp thụ. Thí dụ: amoniac hay khí sunphurơ hấp thụ vào nước:

 

 

 

Chất được hấp thụ phản ứng với các thành phần hoạt động trong chất hấp thụ (thông thường là dung dịch của các chất hoạt  động). Thí dụ như hấp thụ CO2, SO2 trong dung dịch NaOH:

 

 

 

Với SO2 cũng có phản ứng tương tự. Trong trường hợp chúng ta có thể biểu diễn phương trình phản  ứng một cách tổng quát như sau:

 

 

 

Khi đạt tới cân bằng, hằng số cân bằng, phản ứng có dạng

 

 

 

Kcb càng lớn bao nhiêu thì quá trình hấp thụ xảy ra càng thuận lợi bấy nhiêu. Giá trị [A] là nồng độ tự do của chất A trong dung dịch chưa tham gia vào phản ứng. 



Sự chuyển chất trong quá trình hấp thụ  


Khi chưa đạt tới cân bằng giữa các pha (chẳng hạn pha hấp thụ là lỏng và pha bị hấp thụ là khí) thì xảy ra sự chuyển chất từ pha này sang pha khác - quá trình này gọi là sự chuyển khối. Tương tự như sự truyền nhiệt, sự chuyển khối là một quá trình phức tạp, bao gồm các quá trình chuyển chất tới ranh giới giữa các pha. Khi xét quá trình này, người ta dựa vào một số giả thuyết mà ta không xét tới tới đây. Để đơn giản, người ta dựa vào phương trình chuyển khối:

 

 

 

trong đó: WA  là lượng chất chuyển được trong một đơn vị thời gian; F là bề mặt tiếp xúc; β là lực chuyển động-biểu diễn cho sự khác nhau về nồng độ dung dịch tại thời gian hấp thụ với nồng độ ở thời điểm cân bằng; ∆ là hệ số tỷ lệ (hệ số chuyển khối)-lượng chất chuyển vào bên trong pha trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị bề mặt khi chuyển động bằng l, chịu ảnh hưởng của mật độ, độ nhớt, hệ số khuếch tán, nhiệt độ, áp suất nồng độ của, chất trong chất hấp thụ và sức năng bề mặt. Tuy nhiên, tuỳ trường hợp cụ thể, người ta phải xem xét xem cơ chế chuyển chất sẽ là khuếch tán phân tử hay khuếch tán rối là chính để đưa ra các mô hình chuyển chất

Nguồn MTX

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt