Logo
phone
Hotline: 02437327155
Sự ô nhiễm toàn cầu
  20/08/2015
icon-zalo

 

Gia nhập từ những nguồn khác nhau, các chất làm ô nhiễm được mang đi trong khí quyển bởi những dòng không khí có trật tự (trung bình trong những khoảng thời gian nhỏ hoặc lớn) và lan truyền dưới ảnh hưởng của xáo trộn rối.

 

Hệ thống các dòng không khí trong khí quyển khá phức tạp. Thông thường, người ta phân biệt chuyển động qui mô vừa, synop và toàn cầu với các kích thước phương ngang tuần tự không vượt quá 100200, 10002000 km và vài nghìn km. Không khí khí quyển di chuyển không chỉ theo phương ngang, mà cả phương thẳng đứng. 

 

 

 

Dưới tác động của trao đổi rối và những chuyển động thẳng đứng, sẽ diễn ra sự vận chuyển tạp chất từ các lớp khí quyển này tới các lớp khác (chẳng hạn, từ lớp đối lưu sang lớp bình lưu). Thời gian lưu lại trung bình của tạp chất không rơi lắng (nhẹ) bằng khoảng 2 năm trong lớp bình lưu, 14 tháng trong lớp đối lưu thượng và 610 ngày trong lớp đối lưu hạ. 


Với khoảng thời gian tồn tại như vậy, các tạp chất kịp lan truyền đi xa nhiều nghìn kilômet khỏi nơi chúng gia nhập vào khí quyển. Với tốc độ trung bình (khoảng 30
35 m/s) của các dòng hướng tây vẫn quan trắc thấy trong lớp đối lưu thượng và lớp bình lưu hạ ở các vĩ độ trung bình, sôn khí kịp lan vòng quanh địa cầu trong vòng 1012 ngày. 


Tốc độ chuyển động của không khí trong phương kinh tuyến nhỏ hơn nhiều so với tốc độ vĩ hướng. Do đó, sôn khí lan truyền từ đới vĩ độ này tới đới vĩ độ khác, hoặc từ bán cầu bắc tới bán cầu nam, chậm hơn nhiều so với lan truyền trên phương vĩ tuyến.
Quan trắc về gió và các đại lượng khí tượng khác ở nhiều vùng của Trái Đất hoàn toàn chưa đủ. Nếu theo dõi sự lan truyền của sôn khí, chúng ta có thể ước lượng được tốc độ của các dòng không khí. Với vai trò đó, các tạp chất được sử dụng như là những vật đánh dấu (trasser) các dòng khí quyển toàn cầu và sự trao đổi rối.


Những thập niên gần đây người ta nhận được dữ liệu đầy đủ hơn cả về sự lan truyền các tạp chất phóng xạ, bởi vì chính những tạp chất đó là nguy hiểm nhất, và đặc biệt càng nguy hiểm khi “kỉ nguyên nguyên tử” bắt đầu diễn ra (từ những năm bốn mươi). Độ phóng xạ của khí quyển đã tăng lên mạnh trong những năm 50 và đầu những năm 60 do các vụ thử vũ khí hạt nhân lan tràn. 

Chi tiết bài viết xem tại đây

Nguồn moitruong

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt