Logo
phone
Hotline: 02437327155
Naanovo sử dụng công nghệ đốt phát điện tại dự án xử lý rác thải Thanh Hoá
  26/06/2015
icon-zalo

 

Ngoài dự án của Naanovo tại Thanh Hóa, Việt Nam hiện chưa có dự án xử lý rác thải nào sử dụng công nghệ đốt phát điện, vì vậy, ông Steve J.R. Brant, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Naanovo Energy Inc. (Canada) cho rằng, Việt Nam nên hỗ trợ nhiều hơn nhà đầu tư về thủ tục hành chính.

 

 

 

Ông Steve J.R. Brant, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Naanovo Energy Inc. (Canada).

 

Là người đứng đầu một tập đoàn lớn chuyên xử lý chất thải rắn, ông nhận xét gì về hiện trạng chất thải rắn và việc xử lý rác thải hiện nay ở Việt Nam?

 

Qua khảo sát, tôi được biết bình quân mỗi ngày, một người dân thành thị tại Việt Nam thải ra môi trường 0,8-1,2 kg chất thải rắn. Tại nông thôn, lượng rác thải bình quân cũng có xu hướng ngày càng tăng. Song công tác quản lý rác thải của Việt Nam chủ yếu theo định hướng đô thị.

 

Về phương pháp xử lý rác thải, ở Việt Nam áp dụng phổ biến phương pháp chôn lấp, với chi phí đầu tư thấp, nhưng thời gian phân huỷ lâu, lượng khí độc thoát ra môi trường nhiều, nguồn nước ngầm sẽ bị ô nhiễm nặng. Ngoài ra, một số nơi áp dụng phương pháp ủ để thu khí sinh học (biogas) dưới dạng phân loại để thu hồi chất thải có thể tái chế. Một số địa phương khác thực hiện xử lý rác thải thành phân compost (một loại phân hữu cơ), nhưng phương pháp này xả ra môi trường khí khó chịu, khó thu gom xử lý nước thải.

 

Được biết, Dự án Xử lý rác thải áp dụng công nghệ cao tại Thanh Hóa là dự án đầu tiên mà Naanovo xây dựng ở Việt Nam và ASEAN dưới hình thức xây dựng nhà máy chế biến rác thải thành điện năng. Ông có thể chia sẻ gì về công nghệ này?

 

Dự án Xử lý rác thải áp dụng công nghệ cao tại Thanh Hóa của Naanovo đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chấp thuận chủ trương. Dự án sử dụng giải pháp đốt chất thải rắn đô thị, sử dụng công nghệ hiện đại biến rác thải thành năng lượng mà Naanovo phát minh, phát triển và triển khai có kết quả tại Thụy Điển. Công nghệ này đảm bảo hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, xử lý triệt để vi trùng lây bệnh trong rác, không gây ô nhiễm nước ngầm hoặc nước mặt, đồng thời còn sản xuất ra điện năng phục vụ sinh hoạt.

 

Các nhà máy xử lý rác thải thành điện năng của Naanovo được thiết kế theo module (công suất xử lý 180 tấn rác/ngày), vì thế rất linh hoạt trong việc mở rộng công suất phù hợp với khối lượng rác thải. Mỗi module của Naanovo có thể đốt cháy toàn bộ rác thải tại nhiệt độ trung bình 1.050 độ C, đảm bảo phá vỡ hầu hết các chất dễ cháy và các chất chứa kim loại, thải rất ít khí dioxin hoặc furan vào môi trường, đồng thời tạo ra ít nhất 6 MW điện/giờ.

 

Yếu tố cơ bản nào khiến Naanovo yên tâm đầu tư các nhà máy xử lý rác thải kết hợp sản xuất điện năng ở Việt Nam?

 

Nguồn rác thải ở các tỉnh và những thành phố lớn tại Việt Nam ngày càng tăng chính là nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy phát điện sử dụng chất thải rắn. Với dự án của Naanovo tại Thanh Hóa, chúng tôi đã nhận được sự hợp tác tin cậy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh, của cộng đồng và chính quyền địa phương nơi triển khai Dự án.

 

Chúng tôi đặc biệt đánh giá rất cao sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam trong hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án xử lý rác thải, trong đó có Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam. Theo đó, giá mua điện của các nhà máy phát điện sử dụng chất thải rắn được nâng từ mức 4 UScents lên 10,05 UScents/Kwh. Bộ Xây dựng cũng có quy định mức phí xử lý rác thải ở công nghệ đốt phát điện là 410.000 đồng/tấn rác (tương đương 19,23 USD/tấn rác).

 

Ông có đề xuất gì với các cơ quan Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển rộng các dự án xử lý chất thải rắn bằng công nghệ cao tại Việt Nam?

 

Với những dự án sử dụng công nghệ cao thì vốn đầu tư cho một nhà máy rất lớn (100 - 500 triệu USD) do phải mua trang thiết bị đắt tiền. Sở dĩ Naanovo mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam, vì chúng tôi có công nghệ tiên tiến được thế giới quan tâm, đồng thời có khả năng tiêu thụ sản phẩm do dự án sản xuất ra rất tốt.

 

Hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài thường vay vốn ngân hàng để triển khai dự án. Trước khi cấp vốn, ngân hàng cũng xem xét rất kỹ báo cáo khả thi và các hợp đồng liên quan, các thủ tục hành chính, trong đó quan trọng nhất là giấy chứng nhận  đầu tư, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng cung ứng nguyên liệu đầu vào và hợp đồng trả phí xử lý rác thải.

 

Bởi vậy, chúng tôi rất mong những địa phương nơi có dự án tạo điều kiện khi xem xét, cấp phép đầu tư, hỗ trợ việc ký kết hợp đồng trả phí xử lý rác thải, hợp đồng mua bán điện. Có như vậy, dự án mới được triển khai nhanh, khả năng hoàn vốn tốt và quan trọng hơn là Việt Nam sẽ thu hút thêm nhiều dự án xử lý rác thải công nghệ cao.

 

Nguồn baodautu

  vì vậy, ông Steve J.R. Brant, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Naanovo Energy Inc. (Canada) cho rằng, Việt Nam nên hỗ trợ nhiều hơn nhà đầu tư về thủ tục hành chính.

 

Ông Steve J.R. Brant, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Naanovo Energy Inc. (Canada).

 

Là người đứng đầu một tập đoàn lớn chuyên xử lý chất thải rắn, ông nhận xét gì về hiện trạng chất thải rắn và việc xử lý rác thải hiện nay ở Việt Nam?

 

Qua khảo sát, tôi được biết bình quân mỗi ngày, một người dân thành thị tại Việt Nam thải ra môi trường 0,8-1,2 kg chất thải rắn. Tại nông thôn, lượng rác thải bình quân cũng có xu hướng ngày càng tăng. Song công tác quản lý rác thải của Việt Nam chủ yếu theo định hướng đô thị.

 

Về phương pháp xử lý rác thải, ở Việt Nam áp dụng phổ biến phương pháp chôn lấp, với chi phí đầu tư thấp, nhưng thời gian phân huỷ lâu, lượng khí độc thoát ra môi trường nhiều, nguồn nước ngầm sẽ bị ô nhiễm nặng. Ngoài ra, một số nơi áp dụng phương pháp ủ để thu khí sinh học (biogas) dưới dạng phân loại để thu hồi chất thải có thể tái chế. Một số địa phương khác thực hiện xử lý rác thải thành phân compost (một loại phân hữu cơ), nhưng phương pháp này xả ra môi trường khí khó chịu, khó thu gom xử lý nước thải.

 

Được biết, Dự án Xử lý rác thải áp dụng công nghệ cao tại Thanh Hóa là dự án đầu tiên mà Naanovo xây dựng ở Việt Nam và ASEAN dưới hình thức xây dựng nhà máy chế biến rác thải thành điện năng. Ông có thể chia sẻ gì về công nghệ này?

 

Dự án Xử lý rác thải áp dụng công nghệ cao tại Thanh Hóa của Naanovo đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chấp thuận chủ trương. Dự án sử dụng giải pháp đốt chất thải rắn đô thị, sử dụng công nghệ hiện đại biến rác thải thành năng lượng mà Naanovo phát minh, phát triển và triển khai có kết quả tại Thụy Điển. Công nghệ này đảm bảo hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, xử lý triệt để vi trùng lây bệnh trong rác, không gây ô nhiễm nước ngầm hoặc nước mặt, đồng thời còn sản xuất ra điện năng phục vụ sinh hoạt.

 

Các nhà máy xử lý rác thải thành điện năng của Naanovo được thiết kế theo module (công suất xử lý 180 tấn rác/ngày), vì thế rất linh hoạt trong việc mở rộng công suất phù hợp với khối lượng rác thải. Mỗi module của Naanovo có thể đốt cháy toàn bộ rác thải tại nhiệt độ trung bình 1.050 độ C, đảm bảo phá vỡ hầu hết các chất dễ cháy và các chất chứa kim loại, thải rất ít khí dioxin hoặc furan vào môi trường, đồng thời tạo ra ít nhất 6 MW điện/giờ.

 

Yếu tố cơ bản nào khiến Naanovo yên tâm đầu tư các nhà máy xử lý rác thải kết hợp sản xuất điện năng ở Việt Nam?

Nguồn rác thải ở các tỉnh và những thành phố lớn tại Việt Nam ngày càng tăng chính là nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy phát điện sử dụng chất thải rắn. Với dự án của Naanovo tại Thanh Hóa, chúng tôi đã nhận được sự hợp tác tin cậy của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh, của cộng đồng và chính quyền địa phương nơi triển khai Dự án.

 

Chúng tôi đặc biệt đánh giá rất cao sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam trong hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án xử lý rác thải, trong đó có Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam. Theo đó, giá mua điện của các nhà máy phát điện sử dụng chất thải rắn được nâng từ mức 4 UScents lên 10,05 UScents/Kwh. Bộ Xây dựng cũng có quy định mức phí xử lý rác thải ở công nghệ đốt phát điện là 410.000 đồng/tấn rác (tương đương 19,23 USD/tấn rác).

 

Ông có đề xuất gì với các cơ quan Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển rộng các dự án xử lý chất thải rắn bằng công nghệ cao tại Việt Nam?

Với những dự án sử dụng công nghệ cao thì vốn đầu tư cho một nhà máy rất lớn (100 - 500 triệu USD) do phải mua trang thiết bị đắt tiền. Sở dĩ Naanovo mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam, vì chúng tôi có công nghệ tiên tiến được thế giới quan tâm, đồng thời có khả năng tiêu thụ sản phẩm do dự án sản xuất ra rất tốt.

 

Hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài thường vay vốn ngân hàng để triển khai dự án. Trước khi cấp vốn, ngân hàng cũng xem xét rất kỹ báo cáo khả thi và các hợp đồng liên quan, các thủ tục hành chính, trong đó quan trọng nhất là giấy chứng nhận  đầu tư, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng cung ứng nguyên liệu đầu vào và hợp đồng trả phí xử lý rác thải.

 

Bởi vậy, chúng tôi rất mong những địa phương nơi có dự án tạo điều kiện khi xem xét, cấp phép đầu tư, hỗ trợ việc ký kết hợp đồng trả phí xử lý rác thải, hợp đồng mua bán điện. Có như vậy, dự án mới được triển khai nhanh, khả năng hoàn vốn tốt và quan trọng hơn là Việt Nam sẽ thu hút thêm nhiều dự án xử lý rác thải công nghệ cao.

Nguồn baodautu

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt