Logo
phone
Hotline: 02437327155
Dựa vào sinh vật chỉ thị để nhận biết sự biến đổi của môi trường (P1)
  17/09/2007
icon-zalo

 

Môi trường và đa dạng sinh học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngày nay, dưới tác động của phát triển kinh tế và đô thị hóa, môi trường ngày càng bị tác động và biến đổi khí hậu đang diễn ra là một hậu quả tất yếu của các suy thoái về môi trường.

 

Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo thì biến đổi khí hậu sẽ làm cho các trận bão ở Việt Nam thường xuyên xảy ra hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Đường đi của bão dịch chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm. Lượng mưa giảm trong mùa khô (VII - VIII) và tăng trong mùa mưa (IV - XI); mưa lớn thường xuyên hơn gây lũ đặc biệt lớn và xảy ra thường xuyên hơn ở miền Trung và Nam.


Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10oC/ thập kỷ; trong một số tháng mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0,1 - 0,30oC/ thập kỷ. Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền nông nghiệp và nguồn nước. Mực nước biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ, lúc đó Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai, nơi cư trú của 23% số dân. 


Biến đổi khí hậu tác động đáng kể đến nhiều lĩnh vực trong đó có đa dạng sinh học. Do sinh vật rất mẫn cảm với các chất ô nhiễm hay các yếu tố sẵn có trong môi trường sẽ dễ bị tác động, có thể nhận biết bằng các dấu hiệu dễ nhận biết. Dựa vào đặc tính này, người ta dùng các loài sinh vật làm sinh vật chỉ thị môi trường. 


Sinh vật chỉ thị môi trường là những đối tượng sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy, khả năng chống chịu một hàm lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi trường sống. Do đó sự hiện diện hay không của chúng biểu thị một tình trạng điều kiện của môi trường sống nằm trong hay vượt quá giới hạn nhu cầu.


Khi có sự thay đổi về môi trường, sinh vật sẽ có sự thích nghi khác nhau, theo 2 chiều hướng: tạo khả năng thích nghi hoặc trốn chạy khỏi môi trường. Về tạo khả năng thích nghi gồm: thích nghi hình thái và thích nghi di truyền.


* Thích nghi hình thái: biểu hiện của sinh vật là phản ứng thích nghi nhanh trong một khoảng thời gian khi có sự biến đổi của môi trường; biên độ dao động phụ thuộc vào mức độ tác động của môi trường và tính chất di truyền.


* Ví dụ:
- Nhiệt độ cao: cây tích đường và muối, có khả năng giữ nước để giữ không bị co nguyên sinh chất nước và thoát hơi nước mạnh; động vật tăng thoát nhiệt, giãn mạch ngoại vi.
- Nhiệt độ thấp: thực vật rụng lá, động vật co mạch, lông, mỡ dày lên, có phản xạ run.
- Động vật biến đổi sắc tố da hoà màu với môi trường (cá thờn bơn, tắc kè…).
* Thích nghi di truyền: biểu hiện của sinh vật là hình thành các đặc điểm cơ thể không phụ thuộc vào sự xuất hiện các yếu tố môi trường; tăng khả năng chịu đựng của sinh vật bằng các biến đổi sinh lý, sinh hóa, hình thái… để sẵn sàng đối phó với sự biến đổi môi trường.


* Ví dụ:
- Sự hình thành cơ chế điều hoà nhiệt độ, cơ quan hô hấp trong, cấu trúc hoa quả.
- Biến động về số lượng: chủ yếu thông qua mối quan hệ dinh dưỡng.
Trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, ngoài việc thực thi chính sách pháp luật, tuyên truyền phổ biến kịp thời các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đến nhân dân thì việc tuyên truyền giúp nhân dân nhận biết được các diễn biến môi trường thông qua các sinh vật chỉ thị là vô cùng quan trọng.


Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Tiền Giang có sự phong phú, đa dạng về loài và số lượng sinh vật chỉ thị môi trường cũng nhiều. Riêng đối với thị xã Gò Công, là một trong các huyện phía Đông của tỉnh, với vị trí địa lý tiếp giáp biển nên ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân là vô cùng lớn. Và việc dựa vào các sinh vật chỉ thị về môi trường để nhận biết diễn biến thời tiết, khí hậu để từ đó có kế hoạch thích ứng trong sản xuất, sinh hoạt là vô cùng quan trọng.
Một số loài sinh vật chỉ thị đã được nghiên cứu và dùng để chỉ thị cho ô nhiễm môi trường hiện nay gồm có:    


1. Các sinh vật chỉ thị ô nhiễm môi trường đất
a. Sinh vật chỉ thị cho môi trường đất nhiễm phèn
* Thực vật chỉ thị của vùng đất phèn tiềm tàng như: 

 

+ Chà là (Phoenis paludosa Roxb): Mọc ở những vùng cao, có độ ngập thuỷ triều lúc cao nhất là 10 - 20cm. Đặc điểm cây: cao 3 - 5m, đường kính bụi 3 - 5m, đường kính thân 5 - 10cm. Rễ ăn nổi dần theo sự phát triển của bụi, nhiều gai. 
+ Ráng dại (Arro stichum aureum L): Mọc ở vùng thấp hơn, độ ngập thuỷ triều lúc cao nhất là 25 - 30cm, có khi mọc xen với chà là và các cây lùm bụi khác.

 

+ Lác biển (Secripus Lf): Mọc ở vùng đất thấp, ngập nước thường xuyên. Thân to, cứng, dòn, 3 cạnh, vót ngọn. Nhiều chỗ mọc xen với cóc kèn. 
* Thực vật chỉ thị cho đất phèn tiềm tàng:

 

Đất phèn tiềm tàng nằm sâu trong nội địa (Inland potential acid sulphate soils) Đất phèn tiềm tàng nằm sâu trong nội địa là vùng trũng ngập nước gần như quanh năm, gồm các loài thuỷ sinh mọc chìm dưới nước, hoặc một phần chìm trong nước, còn lá hoa mọc trên mặt nước như: súng co (Nymphea Stellata); sen (Nelumbium Nelumbo); năng nỉ (Heleocharis Ochorotachys); nhị cán tròn, nhị cán vàng, cỏ bấc (Sacciplepis Mynnos); lúa ma; rau muống thân tím lá cứng dòn, rau dừa; nghễ (Polygonum Ciliatum Ciliatum); 


* Thực vật chỉ thị vùng đất phèn nhiều:
- Cây năng ngọt (Eleocharis Dulcis): phát triển tốt nhất ở pH thấp, chỉ sống được ở mức độ phèn Al dưới 2.000 ppm, nếu quá ngưỡng này, năng khô héo chỉ còn gốc, củ gầy. Năng ngọt phát triển khi đất bị ngập nước và có độ ẩm cao, độ ẩm của đất dưới 15% thì năng khó sống. Nếu nước ngập thường xuyên pH nâng dần lên thì năng phát triển mạnh, thân lá thành năng ống. Năng ngọt có củ màu đen bên ngoài, bên trong thắng, dòn, dễ vỡ, sinh sản chủ yếu là vô tính. Trong cây năng tích luỹ rất cao SO4: 0,6 - 0,9 % trọng lượng khô 3+ Al có thể lên đến 1.500 - 1.800 ppm. Đặc biệt trong rễ tích lũy gấp 2 - 3 lần ở thân, lá và có khả năng tích luỹ nhiều


- Năng kim (Eleocharis orchrostachyo): sống trong điều kiện phèn cao hơn năng ngọt (từ 1.500 - 2.500 ppm) trong điều kiện ngập ít. Năng kim mọc rất sát mặt đất thành thảm, lá nhỏ, nhọn rễ ăn sâu bằng năng ngọt. 


- Bàng (Lepironia articulata): sống ở vùng thấp trũng ngập nước thường xuyên vào mùa lũ, có thể trồng những nơi đất phèn không trồng lúa được. Bàng có căn hành, nằm, đường kính 8 - 10mm, thân đứng cao 1 - 1,5m, bẹ dài 15 - 20cm, có 3 - 4 bẹ, hoa màu nâu sậm. 


- Sậy (Phragmites kakar): là cây chỉ thị tốt cho đất phèn và rất có giá trị trong việc cải tạo và làm nguyên liệu sấy. Sậy mọc ở vùng cao hơn so với vùng có nhiều năng và bàng, có độ phèn thấp hơn vùng có năng kim. Sậy thuộc loại cỏ đa niên cao có khi đến 3m, trung bình 1,5 - 2,0 m. Đường kính thân có thể từ 5 -15mm. Sậy ra hoa vào tháng 7 - 8 và hạt chính vào tháng 12, hạt rơi xuống gặp điều kiện thích hợp nảy thành cây con. Đó là kiểu sinh sản hữu tính. Ngoài ra, sậy còn sinh sản vô tính bằng thân ngầm, rất mạnh.


b. Sinh vật chỉ thị cho môi trường đất bị nhiễm mặn
- Chỉ thị cho đất mặn - Bùn mặn ven biển: Vùng bùn mặn ven biển, đất chưa có nền, độ mặn từ 10%o đến 25%o, cửa sông được bồi hàng năm, ít gió bão, nhiều phù sa là hệ thực vật rừng ngập mặn như mắm, bần, đước, già, sú, vẹt,... và trên đất cao hơn, nền ổn định hơn là ráng, chà là, ven rạch là dừa nước, ô rô, cóc kèn, mái dầm. 


- Chỉ thị ô nhiễm dầu: vùng đất bị ô nhiễm dầu, cây cối bị chết rụi, thối rữa nếu là đất ướt, và khô mủn nếu là đất khô hạn. Ở đấy, trong đất có thể thấy một số sinh vật tham gia vào quá trình phân giải dầu và các sản phẩm từ dầu: Cyanobacteria; Methannotropic; Corynebacteria; Mycobacteria; nấm men. 


c. Sinh vật chỉ thị cho môi trường đất nhiễm kim loại nặng
Sự xuất hiện các loài cây chỉ thị giúp cho kỹ thuật phát hiện ô nhiễm kim loại hay tìm kiếm quặng mỏ gọi là sự dò tìm quặng bằng sinh học (Canon – 1960; Allan – 1970 …). • Có thể khẳng định sự ô nhiễm kim loại nặng một cách nặng nề tại một số nơi thường đưa đến những hậu quả là cây cối tích lũy một lượng lớn kim loại. Hiện tượng này được gọi hiện tượng “tích tụ”. Nó thường đặc thù cho những vùng có kim loại. 


Ví dụ, nồng độ niken lớn khoảng 10% được tìm thấy trong Alyssumbertolanii và Alyssy murale ở Nga (Mishra và Kar- 1974 trích dẫn Malyuga - 1964). Nồng độ niken lớn khoảng 25% trong nhựa mùa xanh của cây Sibertia acuminata ở đảo Pacific ở New Caledonia (Jaffie etal – 1976). Cây hoa Becium hoblei là một khám phá quan trọng về cây cỏ chỉ thị đồng (Cu) ở Zambia và Zimbabuwe, trong đó có hiện diện trong đất chứa nhiều hơn 1000ppm Cu (Cannon – 1960). Rêu đồng sống được những nơi có nồng độ đồng rất lớn Cu>7% và thường được như là chỉ thị cho mỏ đồng. 

 

Theo MTX

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt