Logo
phone
Hotline: 02437327155
Công nghệ Wetland xử lý môi trường
  06/11/2015
icon-zalo

 

Công nghệ Wetland là hệ thống mới hiện đại về vấn đề xử lý nước mặt, nước ngầm và nước thải sinh hoạt.

 

Là hệ thống xử lý nước hoàn toàn bằng phương pháp sinh học và cơ học không sử dụng hóa chất đó là một ưu điểm rất lớn trong công nghệ Wetland. Hệ thống được thiết kế theo quy mô và mô hình thực tế của các công trình khác nhau.

 

 

 

Nguyên lý xử lý của công nghệ Wetland
– Xử lý nước bằng sinh học nhờ những loại cây thủy sinh có các khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm như các chất hữu cơ, amoni, các kim loại nặng, As, Fe …, chúng sử dụng như nguồn thức ăn hấp thụ và phát triển thành sinh khối. Trong quá trình phát triển, chúng loại bỏ được các chất ô nhiễm có trong nước.


– Hệ Wetland được nuôi trồng nổi trên bè, hoặc trồng trên hệ vật liệu màng kết hợp hình thành màng biofilm tăng hiệu quả xử lý nước.
– Một số loại cây thủy thực vật có thể được sử dụng trong công nghệ Wetland như: Cỏ Vetiver, Cây cỏ nến, cây thủy trúc-Cyperus alternifolius, cây chuối hoa-Canna, Cây cỏ voi – elephant grass. Tuy nhiên, một yêu cầu quan trọng khi sử dụng thủy thực vật trong công nghệ Wetland đó là: Khả năng hấp thụ cao các chất ô nhiễm mà không nhả ra các các cặn bẩn, các chất ô nhiễm trong quá trình phát triển.

 

 

 

Cỏ Vetiver
Bộ rễ cỏ vetiver được xem như một “nhà máy sinh học”, có tác dụng làm sạch môi trường nước, đất rất hữu hiệu. Quá trình xử lý môi trường nước của loài cỏ này được ví như một vòng tuần hoàn khép kín, xử lý chất thải hiệu quả mà không mang lại ảnh hưởng xấu hoặc biến đổi bất lợi khác cho môi trường, không cần đến sự can thiệp trực tiếp của con người, chi phí thấp, dễ kiếm, áp dụng đơn giản. Công dụng xử lý nước thải ô nhiễm của cỏ vetiver đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu tại các cơ sở chăn nuôi lợn, sản xuất bún, chế biến mũ cao su… với hiệu quả xử lý vượt trội.


Cây cỏ nến – Typpa
Cây cỏ nến thường phát triển dọc mép hồ và trong đầm dưới dạng cụm dày đặc, cao 1- 3, có lá xốp mọc so le nhau và trên cùng là hoa. Rễ trải rộng theo chiều ngang dưới đất bùn để sinh sản. Hệ thống rễ chùm phát triển của cây cỏ nến giúp ngăn cản xói mòn. Cây cỏ nến thường được trồng trong đầm lầy để xử lý nước thải và khả năng hấp thụ asen rất tốt.


Cây chuối hoa – canna
Cây chuối hoa là cây sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng cũng có thể sống ở nhiều vùng trên thế giới, có thể ở vùng lạnh. Cây chuối hoa có khả năng xử lý nước thải giàu N, P rất tốt và cũng có khả năng hấp thụ asen nồng độ cao.


Cây thủy trúc – Cyperus alternifolius
Thủy trúc là một loại cỏ sống trong đất ẩm hoặc đầm lầy, có tốc độ tăng trưởng sinh khối lớn với hệ thống rễ chùm phát triển mạnh. Thủy trúc là cây có khả năng hấp thụ amoni và asen rất tốt.


Cây cỏ voi – elephant grass
Cỏ voi  sinh sản và phát triển rất manh, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và có khả năng xử lý ô nhiễm N, P trong đất rất hiệu quả do hàm lượng N trong cây là 2 % hàm lượng  protein trong cây chiếm từ 15 -26 %  vì vậy cỏ voi thường được trồng để nuôi động vật.

 

 

 

Khả năng ứng dụng của Công nghệ Wetland
Công nghệ Wetland được ứng dụng rộng rãi, như một giải pháp cho phương án xử lý nước cấp, nước thải mà yêu cầu không dùng hóa chất, thân thiện với môi trường và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Công nghệ này đã và đang được Chúng tôi ứng dụng trong các Hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả rất cao và ổn định. Ngoài khả năng xử lý làm sạch nước của hệ thống Wetland, thì hệ thống này còn là khuôn viên sinh cảnh cho các hộ gia đình, tập thể trang trí làm ngoại cảnh. Vì nét đẹp riêng của các loại cây thủy sinh này. Hệ thống kết hợp hài hòa với nhau để tạo nên khối không gian trong lành bởi cây thủy sinh mang lại. Nó còn mạng lại cho người dân sống trong khu vực những lợi ích khác như, điều hòa khí hậu, chứa, làm sạch nước và bầu không khí xung quanh.

Theo moitruongmivitech

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt