Công nghệ Waste2Tricity cho phép không cần làm sạch, phân loại rác nhựa nhưng vẫn có thể tạo ra nguyên liệu và năng lượng.
Một phần hệ thống biến đổi rác nhựa thành năng lượng. Ảnh: Mercury Press.
Nhà nghiên cứu Đại học Chester tìm ra cách biến rác thải nhựa không thể tái chế thành điện năng phục vụ trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp này này cung cấp giải pháp tiềm năng cho những cuộc khủng hoàng nhựa trên thế giới đặc biệt là những khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á - nơi sản xuất ra 90% nhựa của cả thế giới.
Phương pháp có tên là Waste2Tricity với quy trình không yêu cầu làm sạch hay phân loại nhựa mà vẫn có thể chuyển đổi hỗn hợp này thành nguyên liệu và năng lượng xanh không để lại dư lượng.
Quy trình sản xuất năng lượng chỉ cần cắt nhựa với kích thước khoảng 2 inch, sau đó cho vào lò nung được thiết kế, khi nhựa được nấu chảy, khí tạo ra trong quá trình sẽ được biến đổi thành năng lượng.
"Công nghệ này tạo ra khí tổng hợp CO2 thấp. Sau đó khí này dùng để cấp nguồn cho các động cơ chạy bằng chất khí", giáo sư Joe Howe, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Năng lượng Thornton tại Đại học Chester cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này trong hai năm. Bước tiếp theo đi vào hoạt động, cung cấp điện năng cho nhà máy rộng 54 mẫu tại cảng Elles, Chesphire và dự tính 7.000 hộ gia đình tại Anh.
Công nghệ tiên tiến giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa trên biển và trên thế giới, từ đó cung cấp nguồn năng lượng nguyên liệu xanh có ích cho hệ sinh thái. Hiện công nghệ chuyển đổi này được cấp phép tại Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và dự định sẽ mở rộng trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á.
Nguồn: VnExpress