Logo
phone
Hotline: 02437327155
Cách xử lý khí thải
  22/10/2015
icon-zalo

 

Trong giới hạn bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu đặc điểm ô nhiễm và sơ lược cách xử lý khí thải của một vài các nhà máy sản xuất thường gặp.

Cách xử lý khí thải

Xử lý ô nhiễm không khí bằng tháp hấp phụ

 

Khí thải lò hơi
Đặc điểm khí thải lò hơi đốt củi
Lò hơi sử dụng củi đốt rất tiết kiệm chi phí nhưng nhiệt lượng không cao bằng nhiên liệu hóa thạch. Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm cháy của củi, chủ yếu là các khí CO2, CO, N2, kèm theo một ít các chất bốc trong củi không kịp cháy hết, oxy dư và tro bụi bay theo dòng khí. Khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 200 độ C. Lượng bụi tro có trong khói thải chính là một phần của lượng không cháy hết và lượng tạp chất không cháy có trong củi, lượng tạp chất này thường chiếm tỷ lệ 1% trọng lượng củi khô. Bụi trong khói thải lò hơi đốt củi có kích thước hạt từ 500μm tới 0,1μm, nồng độ dao động trong khoảng từ 200-500 mg/m3.


Đặc điểm khí thải lò hơi đốt than đá
Lò hơi đốt than có khí thải chủ yếu mang theo bụi, CO2, CO, SO2 , SO3 và NOx do thành phần hoá chất có trong than kết hợp với ôxy trong quá trình cháy tạo nên. Hàm lượng lưu huỳnh trong than
0,5% nên trong khí thải có SO2 với nồng độ khoảng 1.333 mg/m3. Lượng khí thải phụ thuộc vào mỗi loại than, với than An-tra-xít Quảng Ninh lượng khí thải khi đốt 1 kg than là V020 ≈ 7,5 m3/kg.


Đặc điểm khói thải lò hơi đốt dầu F.O
Khí thải của lò hơi đốt dầu F.O có đặc điểm ô nhiễm các khí: CO2, CO, NOx, SO2, SO3 và hơi nước, ngoài ra còn có một hàm lượng nhỏ tro và các hạt tro rất nhỏ trộn lẫn với dầu cháy không hết tồn tại dưới dạng son khí mà ta thường gọi là mồ hóng. Tải lượng ô nhiễm của dầu F.O : a- Lượng khí thải : Lượng khí thải khi đốt dầu F.O ít thay đổi. Nhu cầu không khí cần cấp cho đốt cháy hết 1 kg dầu F.O là V020 = 10,6 m3/kg, Lượng khí thải sinh ra khi đốt hết 1 kg dầu F.O là : Vc20 ≈ 11,5 m3/kg ≈ 13,8 kg khí thải/ 1kg dầu. b- Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải : Với dầu F.O đúng theo tiêu chuẩn chất lượng, khi đốt cháy trong lò hơi sẽ có nồng độ các chất trong khí thải như trong bảng 2:

 

 

 

Khí thải sản xuất xi măng
Bụi xi măng phát sinh ở hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất như: Bụi sinh ra từ băng tải nạp liệu. Khu vực bốc dỡ và tiếp nhận clinker, phụ gia, thạch cao. Khu vực máy đập, máy nghiền, máy sàng, máy phân ly và hệ thống máy vận chuyển. Đóng bao, xuất hàng. Nhìn chung, bụi xi măng không gây bụi phổi, nhưng nếu trong bụi xi măng có trên 2% silic tự do và tiếp xúc lâu trong thời gian dài thì có thể phát sinh bệnh bụi phổi. Động vật hít bụi xi măng không gây một biến đổi bệnh lý cấp tính hoặc mãn tính nào. Tuy nhiên, bụi bám trên lá và thân cây làm cho thực vật không thể thực hiện quá trình quang hợp.

 

 

 

Xử lý ô nhiễm không khí thải chế biến gỗ:
Bụi gỗ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong công nghiệp chế biến gỗ. Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn và quá trình sau: – Cưa, xẻ gỗ để tạo phôi cho các chi tiết mộc. – Rọc, xẻ gỗ. – Khoan, phay, bào. – Chà nhám, bào nhẵn các chi tiết bề mặt. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng về kích cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở các công đoạn khác nhau. Tại các công đoạn gia công thô như cưa cắt, mài, tiện, phay… phần lớn chất thải đều có kích thước lớn có khi tới hàng ngàn mm. Tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tải lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nằm trong khoảng từ 2 -20 mm, nên dể phát tán trong không khí. Nếu không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt để, bụi gỗ sẽ gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp: viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi… Đối với thực vật, bụi lắng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm sức sống và cản trở khả năng thụ phấn của cây.

 

 

 

Khí thải sản xuất thức ăn gia súc
Trong quá trình chế biến thức ăn gia súc sẽ có phát sinh mùi ở hầu hết các công đoạn. Tuy nhiên, nguồn phát sinh mùi lớn nhất là từ hệ thống hấp, sấy khô. Dòng khí thoát ra khỏi máy sấy có nhiệt độ khoảng 950C sẽ mang theo hơi nước và những chất gây mùi đặc trưng. Nồng độ mùi này phụ thuộc rất lớn vào độ tươi của nguyên liệu đưa vào sấy. Bụi phát sinh chủ yếu ở các công đoạn nấu, nghiền, vận chuyển, vô bao,…Tuy nhiên,  nồng độ bụi thải ra môi trường còn tùy thuộc vào hiện trạng công nghệ được trang bị. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp: viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi… Đối với thực vật, bụi lắng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm sức sống và cản trở khả năng thụ phấn của cây.

 

 

Theo Moitruongdongnama/moitruong

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt