Logo
phone
Hotline: 02437327155
Các chất gây ô nhiễm không khí
  11/08/2015
icon-zalo

 

Các dạng khí gây ô nhiễm ở mức độ khác nhau, phổ biến là dioxide lưu huỳnh (SO2), oxide nitơ (NOx); mono cxide cacbon (CO); dioxide cacbon (CO2); các kim loại và chất hữu cơ; các nguyên tố ở dạng "vết"...

 

Bụi và Sol khí: Bụi là chất ở dạng rắn hoặc lỏng, có kích thước nhỏ, phân tán ở diện rộng. Hàng năm thế giới thải vào khí quyển khoảng 200 triệu tấn bụi.

 

Sol khí là chất lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dạng keo (d < 1μ m) và tương đối bền, khó lắng. Sol khí cũng là nguồn gốc tạo nên các nhân ngưng tụ hình thành mây mưa.

 

Bụi, sol khí có thể được phân biệt dựa vào kích thước của chúng.

 

·   d < 0,3 μ m là những nhân ngưng tụ vận động như thể khí, xuất hiện nhờ quá trình ngưng tụ, tách khỏi các hạt lớn nhờ hấp thụ.

·   d = 0,3 – 3 μ m hình thành do quá trình kết hợp các hạt nhỏ, chuyển động theo quy luật Brown, được tách khỏi không khí nhờ mưa. Thời gian lưu của chúng trong không khí ngắn hơn thời gian hợp thành hạt lớn.

 

·   d > 3 μ m xuất hiện do phân tán cơ học của những hạt lớn và được thu hồi qua quá trình lắng.

 

Tác hại chính của bụi và sol khí là khả năng tạo hợp chất với một số kim loại hiếm. Bụi và sol khí còn được coi là phương tiện chứa kim loại nặng trong khí quyển. Một số kim loại (Cd, Pb, Zn, Cu, Sb-Antrinomy) tích tụ dạng hạt nhỏ có d ≤ 2,5 μ m. Một số kim loại khác (Fe, Mn, Cr) tích tụ ở dạng lớn hơn.

 

Bụi và sol khí gây ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái, là nguồn gốc gây nên sương mù, cản trở phản xạ tia mặt trời, làm thay đổi pH trên mặt đất (tro bụi có tính kiềm); tích tụ chất độc (kim loại nặng, hydrocacbon thơm ngưng tụ ...) trên cây cối; gây ăn mòn da; làm hại mắt và cơ quan hô hấp.

 

Các chất ở dạng khí: Các dạng khí gây ô nhiễm ở mức độ khác nhau, phổ biến là dioxide lưu huỳnh (SO2), oxide nitơ (NOx); mono cxide cacbon (CO); dioxide cacbon (CO2); các kim loại và chất hữu cơ; các nguyên tố ở dạng "vết".

 

Các chất ô nhiễm chủ yếu và phổ biến như sau:

·         SO2 (Dioxide lưu huỳnh, sulfurơ) là chất chủ yếu làm nhiễm bẩn không khí – có hại cho quá trình hô hấp. Do tính acid, SO2 có hại cho đời sống của thủy sinh vật cũng như các vật liệu khác. SO2 vượt quá mức thì hạn chế quang hợp, gây mưa acid, là chất không màu, hơi cay, hơi nặng, bay là là mặt đất.

 

·         NOx (Oxide Nitơ): đáng lưu ý là NO và NO2, có tính acid như SO2, 70% NOx trong không khí là sản phẩm của các phương tiện vận tải, hoặc do đốt nhiên liệu nhiệt độ cao, do sấm sét oxy hóa nitơ không khí. Tính khó tan của chất thải này, cùng với sự gia tăng các phương tiện vận tải giao thông đã làm tăng ô nhiễm môi trường ở các thành phố.

 

·         CO (mono oxide cacbon) phát sinh nhiều từ khí thải xe hơi (80%) hoặc chính xác hơn là các xe chạy bằng xăng tạo sản phẩm đốt không hoàn toàn. CO là chất khí không màu, không mùi. Con người nhạy cảm với CO hơn động vật. Hiện nay CO chiếm tỉ lệ gây ô nhiễm cao nhất.

 

·         CO2 (Dioxide Cacbon) là sản phẩm của quá trình đốt cháy, là một trong những yếu tố tạo nên hiện tượng hiệu ứng "nhà kính". Các quá trình đốt cháy như cháy rừng, sản xuất điện, trong công nghiệp, trong vận tải, trong xây dựng.

 

·         Chì (Pb) là sản phẩm điển hình của văn minh ôtô chạy xăng. Tetraethyl chì được pha vào xăng làm tăng chỉ số octan. Pb được thải ra dưới dạng hạt nhỏ, gây ảnh hưởng lên sự hô hấp, máu .v.v.. của con người. Ngày nay người ta sử dụng xăng không pha chì.

·         Các chất hydrocacbon và các dung môi (gọi chung là chất hữu cơ bay hơi – VOC).

 

·         Acid chlorhydric (HCl) góp phần làm tăng 10% acid trong nước mưa. Có nguồn gốc là các cơ sở đốt rác đặc biệt là các chất dẻo PVC bị đốt cháy.

 

·         Sulfurhydro (H2S) là khí độc, không màu, mùi hôi thối như trứng ung, có nhiều ở các bãi rác, cống rãnh, hầm lò.

Nguồn ô nhiễm công nghiệp tạo ra trong không khí

Ngành nghề, nguồn ô nhiễm. (Nguồn USEPA, 1970)

Chất ô nhiễm chỉ thị và tải lượng(kg/tấn sản phẩm)

Bụi

SOx

NOx

CO

H2S

Chế biến hải sản

4,0

     

0,05

Sản xuất rượu bia

4,0

 

0,25

1,30

 

Sản xuất giấy (không có hệ thống xử lý)

90,0

3,5

5,50

 

6,00

Sản xuất sơn

10,0

       

Đốt nhiên liệu, nhà máy điện, lò hơi

10,0

19,5

9,00

0,50

 

Xe ôtô chạy dầu (g/km)

0,7

1,5-1,8

13,00

15-18

 

Các ion: Dưới ảnh hưởng của các tia vũ trụ và các bức xạ ion hóa, các phân tử, nguyên tử trong không khí tách ra thành các ion âm, còn gọi là ion nhẹ và các ion dương, là ion nặng. Không khí sạch, ít bụi và hơi ẩm thì ion nhẹ nhiều. Tỉ lệ ion nhẹ / ion nặng biểu thị mức độ nhiễm bẩn không khí.

 

Ở các thành phố, nơi tập trung đông dân, nhà máy, ô nhiễm nhiều nên lượng ion nhẹ ít, chỉ khoảng 400 ion/ml. Ở nông thôn, hàm lượng ion nhẹ nhiều hơn, 2.000 ion/ml không khí. Thiếu ion nhẹ sẽ bị mệt mỏi, buồn ngủ. Ion nhẹ có tác dụng chữa bệnh rất tốt, với hàm lượng 20.000 ion/ml không khí sẽ có tác dụng tốt đến hệ thần kinh và các bệnh huyết áp cao, hen suyễn, dị ứng và nội tiết.

 

Các hạt nhỏ, các chất nguy hại khác: Phóng xạ có nguồn gốc từ tự nhiên (từ mặt đất, các lớp đá hoa cương) và từ nhân tạo chủ yếu là từ các cơ sở sử dụng chất phóng xạ, nhà máy điện hạt nhân ...

 

Nguồn gốc và tác hại của các loại khí trong khí quyển

Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm

Chất ô nhiễm

Thời gian tồn tại

Tiêu chuẩn

PM-10

1 năm

50 μ g/m3

 

24 giờ

150 μ g/m3

SO2

1 năm

0,03 ppm

 

24 giờ

0,14 ppm

 

3 giờ

0,5 ppm

CO

8 giờ

9 ppm

 

1 giờ

35 ppm

N2O

1 năm

0,05 ppm

O3

1 giờ

0,12 ppm

Pb

3 tháng

1,5 μ g/m3

 

Mật độ bụi lơ lửng trong không khí ở một số thành phố của Việt Nam (1996)

Điểm quan trắc

Bụi lơ lửng

Hệ số ô nhiễm so với TCVN (lần)

TP. Hà Nội

   

Trường Chinh

2,51

8,37

Đại Cồ Việt

0,60

2,00

TP. Hải Phòng

   

Hoàng Văn Thụ

0,97

3,23

Điện Biên

0,33

1,10

TP. Cần Thơ

   

14b2 Mậu Thân

0,88

2,93

Khu dân cư Trà Nóc

0,13

0,43

TP. Hồ Chí Minh

   

Đinh Tiên Hoàng

1,77

5,90

KCN Tân Bình

0,27

0,9                                   (Nguồn VOER)

 

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt