Logo
phone
Hotline: 02437327155
Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
  19/01/2022
icon-zalo

Ngày 11/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

 

Nghị định gồm 13 chương, 169 Điều quy định chi tiết:

khoản 4 Điều 9; khoản 5 Điều 13; khoản 4 Điều 14; khoản 4 Điều 15; khoản 3 Điều 20; khoản 4 Điều 21; khoản 4 Điều 23; khoản 2 Điều 24; khoản 3 Điều 25; khoản 7 Điều 28; khoản 7 Điều 33; khoản 7 Điều 37; khoản 6 Điều 43; khoản 6 Điều 44; khoản 5 Điều 46; khoản 8 Điều 49; khoản 6 Điều 51; khoản 4 Điều 52; khoản 4 Điều 53; khoản 5 Điều 54; khoản 5 Điều 55; khoản 7 Điều 56; khoản 3 Điều 59; khoản 5 Điều 61; khoản 1 Điều 63; khoản 7 Điều 65; khoản 7 Điều 67; điểm d khoản 2 Điều 69; khoản 2 Điều 70; khoản 3 Điều 71; khoản 8 Điều 72; khoản 7 Điều 73; khoản 4 Điều 78; khoản 3, khoản 4 Điều 79; khoản 3 Điều 80; khoản 5 Điều 85; khoản 1 Điều 86; khoản 1 Điều 105; khoản 4 Điều 110; khoản 7 Điều 111; khoản 7 Điều 112; khoản 4 Điều 114; khoản 3 Điều 115; điểm a khoản 2 Điều 116; khoản 7 Điều 121; khoản 4 Điều 131; khoản 4 Điều 132; khoản 4 Điều 135; khoản 5 Điều 137; khoản 5 Điều 138; khoản 2 Điều 140; khoản 5 Điều 141; khoản 4 Điều 142; khoản 3 Điều 143; khoản 5 Điều 144; khoản 4 Điều 145; khoản 2 Điều 146; khoản 7 Điều 148; khoản 5 Điều 149; khoản 5 Điều 150; khoản 3 Điều 151; khoản 4 Điều 158; khoản 6 Điều 160; khoản 4 Điều 167; khoản 6 Điều 171

Luật Bảo vệ môi trường về bảo vệ các thành phần môi trường; phân vùng môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường, đăng ký môi trường; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, nông thôn và một số lĩnh vực; quản lý chất thải; trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; quan trắc môi trường; hệ thống thông tin, cơ sờ dữ liệu về môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường; công cụ kinh tế và nguồn lực bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra và cung cấp dịch vụ công trực tuyến về bảo vệ môi trường.

 

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.

 

Phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất

Nghị định quy định cụ thể về bảo vệ các thành phần môi trường (nước, không khí, đất) và di sản thiên nhiên. Trong đó, Nghị định nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường đất.

 

Cụ thể, việc triển khai dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất, bảo đảm không làm ô nhiễm, suy giảm, thoái hóa chất lượng đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

 

Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không làm ô nhiễm, suy thoái đất và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

 

Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, cản trở dòng chảy; trả lại đất đúng với trạng thái mặt đất theo yêu cầu của cơ quan giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

 

Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm cho môi trường đất có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định; xây dựng và thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất.

 

Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất phải được gửi tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức kiểm tra, giám sát.

 

Phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Theo Nghị định, nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:

 

Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy bao gồm các nội dung: Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 3 năm gần nhất; tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

 

Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới bao gồm: Các biện pháp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải; các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước

 

Các giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt bao gồm: Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt; các giải pháp về cơ chế, chính sách; các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, cộng đồng, tổ chức; các giải pháp công trình, phi công trình khác.

 

Biện pháp khẩn cấp trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng

Nghị định cũng quy định về thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo đó, trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự cố môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường.

 

Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng không thuộc quy định trên, cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau: Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ; tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức, trường học; tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.

 

Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên bảo tồn

Về bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên, Nghị định quy định: Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng lõi của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng đệm của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng hạn chế phát thải theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên bảo tồn và phục hồi nguyên trạng tự nhiên; môi trường đất, môi trường nước trong di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái phải được cải tạo, phục hồi.

 

Các giá trị cốt lõi của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn; dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của di sản thiên nhiên phải được duy trì, phát triển và sử dụng bền vững.

 

Các chỉ số đặc trưng về địa chất, cảnh quan, sinh thái, đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá, theo dõi, giám sát, kiểm kê, báo cáo theo quy định.

 

Về Điều khoản thi hành, Nghị định quy định cụ thể về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đển bảo vệ môi trường:

 

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 cùa Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nướnhư sau:

 

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 2 như sau:

“8. Kinh phí tổ chức lấy ý kiến do chủ dự án đầu tư chi trả. Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong xà nước thải vào nguồn nước có ảnh hường lớn đến sản xuất, dời sống của nhân dân trên địa bàn thực hiện theo quy định về tham vấn trong đánh giá tác động môi trường tại Luật Bảo vệ môi trường và Nghị đinh này”;

 

b) Sửa đổi, bồ sung Điều 15 như sau:

“Điều 15. Giấy phép tài nguyên nước

1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.

 

2. Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau: a) Tên, địa chỉ cùa tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép; b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước; c) Nguồn nước thăm dò, khai thác; d) Quy mô, công suất, lưu tượng, thông số chủ yểu của công trình thăm dò, khai thác nước; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sừ dụng nước; đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước; e) Thời hạn của giấy phép; g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do cơ quan cấp giấy phép môi trường quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quvền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan; h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.”;

 

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 20:

“2. Có đề án, bảo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nểu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có dủ điều kiện năng lực theo quy dịnh của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đám đầy đù, rõ ràng, chính xác và trung thực.

 

Phương án thiết kế công trinh hoặc công trinh khai thác tài nguyên nước phải phù họp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu câu bào vệ tài nguyên nước.”;

 

d) Sửa đổi, bổ sung khoán 4 Điều 23:

“4. Các nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh: a) Nguồn nước khai thác, sừ dụng; Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp; b) Trường hợp cần điều chỉnh nội dung quy định tại khoản này, chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.”;

 

đ) Thay thế cụm từ tại các điều, khoản, điểm sau đây:

Thay thế cụm từ “khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vảo nguồn nước” bằng cụm từ “khai thác, sử dụng tài nguyên nước” tại Điều 1, tên Điều và điểm e khọản 3 Điều 2, khoản 1 Điều 3, Điều 16, khoản 4 Điểu 18, điểm d khoán 1 Điều 19, Điều 22, điểm b khoản 2 Điều 24, điểm b khoản 1 Điều 27, Điều 35, Điều 36, khoản 4 Điều 44, khoản 4 Điều 45.

Thay thế cụm từ “khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh, xả nước thải vào ngưồn nước liên tỉnh” bàng cụm từ “khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh” tại điểm b khoản 4 Điều 2.

Thay thế cụm từ “khai thác, sử dụng nước, xả nước thải” bằng cụm từ “khai thác, sử dụng nước” tại điểm đ khoản 1 Điều 19;

e) Bãi bỏ các điều, khoản, điểm: điểm d khoản 1 Điều 2; điểm b khoản 1 Điều 3; khoản 3 Điều 16; khoản 2 Điều 19; khoản 3 Điều 20; điểm d khoản 1 Điều 21; khoản 3 Điều 23; điểm g và điểm h khoản 1 Điều 28; Điều 33;

g) Bãi bỏ quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thài vào nguồn nước tại Điều 35 và Điều 36.

 

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sổ 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi như sau:

a) Sửa đồi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 16 như sau:

“a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đỉnh chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6, khoản 9, khoán 10 Điêu 13 Nghị dịnh này trong phạm vi bảo vệ công trình do Bộ quản lý;”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:

“2. Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình.”;

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 19 như sau:

“3. Phạm vi đề nghị cấp phép cho hoạt động.

4. Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép.”;

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 28 như sau:

“2. Bản vẽ thiết kế thi công bổ sung hoặc dự án đầu tư bổ sung đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phóp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6 và khoản 10 Điều 13 Nghị định này;”;

đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 29 như sau:

“3. Thời hạn cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung:

a) Đối với hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoăn 3, khoản 10 Điều 13 Nghị định này:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.”;

e) Bãi bỏ các điều, khoản, điểm sau dây: khoản 5 Điều 3; khoản 4 Điều 13; khoản 2 Điều 15; điểm c khoản 1 Điều 20; điểm b khoản 2 Điều 21; Điều 23; khoản 2 Điều 37.

 

Sửa đồi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 nãm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông như sau:

a) Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 21 như sau:

“a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận phương án thực hiện đối với các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường”;

b) Bãi bỏ khoản 5 Điều 33.

4. Bãi bỏ Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 cùa Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

5. Bãi bỏ Nghị đinh số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.

6. Bãi bỏ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

7. Bãi bỏ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 cùa Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

8. Bãi bỏ Nghị đinh số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

9. Bãi bỏ Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chinh phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

10. Bãi bỏ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

11. Bãi bỏ Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

12. Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2019/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng như sau:

a) Sửa đổi khoản 2 Điều 7 như sau: “Đáp ứng điều kiện về bào vệ môi trường và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường”;

b) Bãi bỏ khoản 1; điểm a khoản 2 Điều 16.

13. Bãi bỏ Điều 4, Điều 24 và khoản 3 Điều 45 Nghị định số 80/2014/NĐ- CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải.

Về Điều khoản chuyển tiếp, Nghị định quy định rõ:

 

1. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã được tiểp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị đmh số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này.

 

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm kế thừa kết quả đã thực hiện trong quá trinh xem xét hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân được hoàn trả hoặc được khấu trừ số tiền phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước đã nộp vào phí thẩm định, cấp giấy phép môi trường phải nộp theo quy định của pháp luật.

 

2. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấv phép xả nước thải vào công trình thủy lợi đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 67/2018/'NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 cùa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cẩp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này.

 

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quỵ định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm kế thừa kết quả đã thực hiện trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi của cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân được hoàn trả hoặc được khấu trừ số tiền phí thẩm định đề án xả nước thải vào công trình thủy lợi đã nộp vào phí thẩm định, cấp giấy phép môi trường phải nộp theo quy định của pháp luật.

 

3. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuât; cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải nguy hại đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thi thực hiện một số quy định chuyển tiếp như sau:

 

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kế thừa kết quả đã thực hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường, đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khầu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải nguy hại để thẩm định, cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Nghị đinh này. Tổ chức, cá nhân được hoàn trả hoặc được khấu trừ số tiền phí đã nộp vào phí thẩm định, cấp giấy phép môi trường phải nộp theo quy định của pháp luật;

 

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân không đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp tục kiểm tra, cấp, cấp lại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.

 

4. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định sổ 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

(còn tiếp)

Chi tiết nội dung Nghị định tải tại đây.

Theo monre

 

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt