Logo
phone
Hotline: 02437327155
Một số ý kiến góp ý về nội dung phát triển ngành Công nghiệp Môi trường trong Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (tiếp theo)
  29/09/2020
icon-zalo

Thạc sỹ Lê Minh Đức, Phó Tổng thư ký Hiệp hội CNMT Việt nam

Luật BVMT 2020 đang soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi, có nội dung phát triển ngành công nghiệp môi trường. Đây là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi xung quanh khái niệm, định nghĩa và các phân chia quản lý ngành. Để góp thêm thông tin và làm rõ những vấn đề này, Hiệp Hội CNMT xin chia sẻ bài viết của chuyên gia Lê Minh Đức, người có nhiều năm nghiên cứu chuyên đề về công nghiệp môi trường này.

 

 
3. Định hướng điều chỉnh các văn bản Luật về phát triển ngành CNMT

Hệ thống các văn bản chính sách về ngành CNMT gồm các văn bản sau:

-       Luật BVMT 2020

-       Các nghị định phát triển ngành CNMT

-       Chiến lược và Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển ngành CNMT

-       Quy hoạch và quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành CNMT

-       Danh mục ngành kinh tế và hệ thống thống kê

 

Sau đây sẽ xem xét các nội dung điều chỉnh.

(i)  Luật BVMT và định hướng điều chỉnh

 

Trên đây đã đề cập hiện trạng các văn bản pháp luật hiện hành, phân tích các bất cập và đề xuất hướng điều chỉnh. Có 3 kiến nghị chính gồm: (i) làm rõ khái niệm “Công nghiệp môi trường” trong các văn bản luật, (ii) thống nhất một định nghĩa về CNMT trong các văn bản luật từ nay về sau, và (iii) phân công một đầu mối quản lý ngành CNMT, không xé lẻ/chia nhỏ ngành CNMT vì bất kỳ lý do nào.

 

Luật BVMT hiện vẫn còn thiếu quy định khung để ra được Nghị định về phát triển ngành CNMT. Theo các chuyên gia, Luật BVMT tới đây cần làm rõ vị trí và vai trò quan trọng của ngành CNMT, mô tả chi tiết hơn các lĩnh vực hoạt động của ngành CNMT và giao Chính phủ quy định chi tiết điều này để làm cơ sở cho việc ban hành Nghị định.

 

Điểm mấu chốt trong sửa đổi Luật lần này là hợp nhất quy định dịch vụ môi trường vào với sản xuất thiết bị/công nghệ. Điều này đúng với thực tế hoạt động của ngành CNMT, góp phần vào sự phát triển đúng hướng của ngành CNMT. Bên cạnh đó, Điều “phát triển ngành CNMT” cần bổ sung các hoạt động liên quan đến sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên, trụ cột quan trọng còn thiếu trong hoạt động của ngành.

 

Về tầm quan trọng của ngành CNMT, thống kê doanh thu của CNMT thế giới mỗi năm đạt 3-4 ngàn tỷ USD. CNMT ngày càng phát triển đi cùng với văn minh nhân loại và sự khan hiếm tài nguyên. Chất thải hôm nay nhưng là tài nguyên quý giá của ngày mai. Tất cả phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ và tri thức của con người. CO2 phát thải gây ô nhiễm và biến đổi khí hậu ngày nay đang từng bước được thu gom, lưu trữ và phục vụ cho nhiều mục tiêu khác nhau. Chất thải hạt nhân tới đây sẽ biến thành các dạng pin năng lượng có tuổi đời hàng trăm năm. Chất thải rắn sinh hoạt đang được khai thác triệt để để sản xuất ra năng lượng, đưa tỷ lệ chôn lấp xuống dưới 5% tại nhiều quốc gia. Tại các nước khan hiếm tài nguyên nước, nước thải trở thành nguồn cung cấp quý giá, được xử lý và sử dụng lại như Israel. Việt Nam là quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu cá da trơn, với sản lượng 1,2-1,5 triệu tấn mỗi năm. Khoảng ½ trong số đó là thải bỏ, nhưng công nghệ đã biến các chất thải bỏ đó thành sản phẩm như Bio-diesel, mỹ phẩm, dược phẩm và thức ăn cho gia súc đem lại các giá trị ngày càng lớn.

 

CNMT đóng góp lớn cho BVMT và đang tạo ra nền kinh tế thứ hai. Vì thế, sự phát triển ngành CNMT có tầm quan trọng to lớn và ý nghĩa sống còn. Hiên tại, những Quy định như tại điều 156 về phát triển ngành CNMT tại bản sửa đổi Luật BVMT gần nhất không phản ánh đầy đủ các hoạt động của ngành CNMT, cố gắng thu hẹp phạm vi chức năng và đóng góp của ngành CNMT, cần phải được điều chỉnh.

 

(ii)Nghị định phát triển ngành CNMT

Cần thiết phải có Nghị định về phát triển ngành CNMT. Nghị định sẽ định vi vị trí và vai trò về mặt pháp lý ngành CNMT. Trong nghị định này, các vấn đề cốt lõi như định hướng phát triển, các hướng phát triển ưu tiên, các mặt hàng/sản phẩm/dịch vụ ưu tiên, xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ, thị trường ngành CNMT trước mắt và lâu dài, phát triển doanh nghiệp, các cơ chế/chính sách hỗ trợ…sẽ được làm rõ.

 

Ra đời cùng thời điểm với ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nhưng đến nay ngành CNMT vẫn chưa ra được Nghị định về phát triển ngành. Có nhiều lý do, trong đó có lý do liên quan đến Luật khung như Luật BVMT 2014 nêu trên. Bên cạnh đó, còn có những vướng mắc  khác như chưa thống nhất trong cách nhìn nhận ngành CNMT. Ngành CNMT không có lý do để tồn tại nếu chỉ liên quan đến sản xuất thiết bị/công nghệ.

 

Sản xuất công nghệ/thiết bị phải gắn với dịch vụ, nằm trong/hay trở thành một bộ phận của chuỗi giá trị mới có cơ hội phát triển. Đó cũng là vấn đề cốt lõi phải đặt ra trong Nghị định phát triển ngành.

 

(iii)    Chiến lược phát triển ngành CNMT

 

Ngành CNMT cần thiết phải xác lập lộ trình mục tiêu của ngành theo từng giai đoạn đến 2030 và tiếp theo đến 2045 cùng các ngành kinh tế khác. Trong các mục tiêu đó, có mục tiêu xử lý chất thải, phát triển doanh nghiệp, xuất nhập khẩu dịch vụ/công nghệ, và giải quyết các vấn đề nóng môi trường. Ngành CNMT phải có đủ năng lực để đáp ứng và giải quyết các vấn đề môi trường của nền kinh tế. Vì vậy, phải xác định rõ các vấn đề đặt ra trong BVMT và sử dụng bền vững tài nguyên của nền kinh tế Việt Nam đến 2030 và các năm sau. Xem xét vấn đề phát triển ngành trong bối cảnh phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, các xu hướng trên thế giới và các vấn đề môi trường liên quan tại từng thời điểm.

 

Tất cả những mục tiêu này chỉ được giải quyết và làm rõ thông qua nghiên cứu và phân tích chiến lược các “nhu cầu và đáp ứng” của ngành CNMT.

 

(iv)  Quy hoạch phát triển ngành CNMT

Tiếp theo chiến lược phát triển ngành CNMT, quy hoạch phát triển ngành sẽ xác lập các phân bố không gian, tạo các liên kết hiệu quả giữa các cơ sở công nghiệp/hoạt động của ngành nhằm đáp ứng cao nhất các mục tiêu  chiến lược đặt ra.

 

Quy hoạch cũng đặt ra và giải quyết các vấn đề quy mô công nghiệp/gam công suất của các nhà máy như đốt rác phát điện, quy hoạch số lượng và địa điểm phân bố công nghiệp, các lựa chọn công nghệ tốt nhất hiện có. Đây chính là cơ sở pháp lý để cấp phép và quản lý nhà nước về phát triển ngành CNMT. Quy hoạch phát triển ngành CNMT là một phần không thể thiếu trong hệ thống các quy định/văn bản pháp luật về quản lý nhà nước hiện vẫn còn thiếu.

 

(v) Thống kê ngành CNMT

Trong dự thảo Luật BVMT 2020, Điều 156. Phát triển CNMT có đề cập đến việc bổ sung ngành CNMT vào hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Bước tiếp theo, cần thiết phải xây dựng ngay hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành CNMT.

 

Hiện tại, một số chỉ tiêu thống kê của ngành CNMT đã được thiết lập, tại mục E danh bạ thống kê quốc gia. Tuy nhiên, do là ngành ra đời muộn, rất nhiều chỉ tiêu thống kê của ngành chưa được phản ánh trong danh mục. Pháp lệnh thống kê quốc gia tới đây phải bổ sung gấp các chỉ tiêu ngành CNMT vào hệ thống chỉ tiêng chung. Đây sẽ là nhiệm vụ cấp thiết phải làm trong thời gian tới cùng với Hệ thống văn bản pháp luật chung.

 

Tham khảo toàn bộ nghiên cứu tại đây

 

VEIA

Đối tác
bô kế hoạch
bộ tài chính
bộ khcn
bộ y tế
bộ nông nghiệp
bộ gtvt
bo xd
bo cong thuong
bộ tnmt